Chia sẻ Bộ tiêu chuẩn quy trình ISO phòng kế toán và tài chính

gmo.kaike

Kế Toán
Tham gia
12/7/21
Bài viết
22
Thích
14
Bất cứ công việc nào khi triển khai cũng cần có quy trình, có phân công nhiệm vụ. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ, không nên chủ quan với quy mô mà bỏ qua bước xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO riêng cho từng bộ phận, đặc biệt là bộ phận kế toán. Kế toán cũng cần có quy trình làm việc riêng để đảm bảo để quá trình hoạt động trơn tru và hiệu quả, từ đó tiết kiệm được thời gian và các nguồn lực cho doanh nghiệp.
Quy trình ISO là gì?
ISO (International Organization for Standardization) là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới.

Quy trình ISO được hiểu là việc đưa ra sơ đồ có trình tự rõ ràng các bước thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Tương tự, quy trình ISO phòng kế toán phản ánh quy trình kế toán.

Mỗi cá nhân trong tổ chức hay doanh nghiệp đều có kiến thức và phong cách làm việc khác nhau dẫn đến việc thực hiện công việc khác nhau. Áp dụng quy trình làm việc rõ ràng giúp người thực hiện nắm rõ được yêu cầu cần có, cần thực hiện ra sao cho hiệu quả. Từ đó nhà quản lý dễ dàng kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận.

Quy trình ISO phòng kế toán trong doanh nghiệp
1. Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh
Các công việc, quan hệ mua bán kinh tế, công việc phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty phải được kế toán tổng hợp lại. Từ các phòng ban khác nhau trước khi tiến hành lập chứng từ gốc.

VD: Tạm ứng mua văn phòng phẩm trong tháng 1, tiền lương nhân viên trong tháng, khấu hao tài sản cố định…

2. Lập chứng từ gốc
Chứng từ gốc được coi là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch. Vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Được kế toán viên lập ra khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

3. Xử lý kiểm tra chứng từ gốc
Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán. Trước khi trình lên kế toán trưởng xét duyệt, cần phải kiểm tra để tránh sai sót theo các bước sau:

  • Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
  • Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
  • Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
  • Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý.
  • Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn cứ ghi sổ
4. Tiến hành ghi sổ sách kế toán
Sau khi chứng từ gốc được lập hoàn chỉnh. Dựa vào căn cứ chứng từ gốc, kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ, làm sổ sách kế toán,… Bao gồm:

  • Hình thức kế toán trên máy vi tính
  • Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
  • Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ
  • Hình thức kế toán nhật ký chung
  • Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái
5. Sắp xếp chứng từ kế toán
Sau khi chứng từ kế toán được lập ra sẽ tiến được sắp xếp theo thứ tự. Theo thứ tự từ trước đến sau. Chứng từ do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập. Cụ thể:

Đầu vào:
  • Hóa đơn mua hàng thánh toán bằng tiền mặt thì kèm phiếu chi tiền mặt
  • Hóa đơn mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản thì kèm ủy nhiệm chi hoặc giấy báo nợ vào phía sau hóa đơn.
  • Bảng kê mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN.
Đầu ra:
  • Hóa đơn bán hàng thu bằng tiền mặt của khách hàng kèm phiếu thu. (Kẹp với liên 3 của hóa đơn GTGT hoặc liên 2 của hóa đơn bán hàng.)
  • Hóa đơn bán hàng khách chuyển khoản thì kèm theo giấy báo có (photo)
Kho:
  • Phiếu nhập kho kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa
  • Phiếu xuất kho kẹp với hóa đơn bán ra liên 3 hoặc liên 2 đối với hóa đơn bán hàng.

Tham khảo nội dung tại Kaike.vn
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ