Chia sẻ Phần hành kế toán là gì? Có bao nhiêu phần hành kế toán?

gmo.kaike

Kế Toán
Tham gia
12/7/21
Bài viết
22
Thích
14
Tùy vào đặc thù ngành nghề kinh doanh mà cơ cấu bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp có sự khác biệt riêng. Thông thường bộ phận kế toán được chia thành các phần hành sau:
  • Kế toán tiền lương
  • Kế toán thu - chi
  • Kế toán bán hàng
  • Kế toán công nợ
  • Kế toán kho
  • Kế toán thuế
  • Kế toán tiền lương
Vai trò của kế toán tiền lương
  • Đảm bảo quyền lợi về tiền và chế độ cho người lao động - tính đúng và tính đủ, trả đủ tiền lương và trợ cấp, phụ cấp, thưởng cho NLĐ theo quy định - giúp họ yên tâm làm việc.
  • Hạn chế tối đa những mâu thuẫn phát sinh do bất đồng hay tranh chấp liên quan đến tiền - giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất - quản lý nhân sự hiệu quả và thuận lợi hơn...
Công việc của kế toán tiền lương
Công việc của một kế toán tiền lương khá đa dạng và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Cụ thể nhiệm vụ của kế toán tiền lương bao gồm:
Chấm công hằng ngày, quản lý theo dõi việc chấm công của công nhân
Lập bảng chấm công để theo dõi, quản lý đảm bảo việc chấm công của người lao động đầy đủ và chính xác. Cần phải ghi chép phản ánh kịp thời những biến động về cả chất lượng cũng như số lượng của người lao động.
Quản lý việc tạm ứng lương cho công nhân
  • Kế toán sẽ tiếp nhận nguyện vọng ứng lương và thiết lập các bảng ứng lương và phiếu ứng lương cho người lao động theo tỷ lệ % lương được quy định sẵn.
  • Bên cạnh đó họ cũng phải làm hồ sơ thống kê về lượng người lao động đã ứng lương trong tháng một các rõ ràng để tránh các nhầm lẫn về sau.
Quản lý kỳ lương chính
Xây dựng các bảng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như chỉ tiêu tính lương, ngày giờ và các khoản thu nhập hay giảm trừ cuối kỳ cho nhân viên.
Hạch toán tiền lương, tính lương và các khoản trích dẫn theo lương
Xây dựng bảng lương chi tiết cho từng người lao động dựa theo bảng chấm công, thông tin lương nhân viên và thông tin kỳ lương.
Tính toán đến các khoản phụ cấp, bảo hiểm, việc tạm ứng trước đó của nhân viên. Sau khi hoàn thành bảng lương sẽ được chuyển cho kế toán trưởng, đợi giám đốc phê duyệt và thực hiện thanh toán đúng hạn cho nhân viên.
Một số công việc khác
  • Bên cạnh các công việc liên hoan đến tính toán, hạch toán lương thì một kế toán tiền lương cũng cần phải quyết toán thuế TNCN, báo cáo BHYT, BHXH cho công nhân.
  • Ngoài ra họ cũng cần liên tục cập nhật các thông tin mới khi người lao động được thăng chức, tăng lương để xác định lại mức lương cuối kỳ.
  • Hơn nữa, kế toán tiền lương còn phải kết hợp quan sát cùng với các bộ phận liên quan lập các báo cáo về biến động về số lượng chất lượng lao động để có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Kế toán thu – chi
Vai trò của kế toán thu – chi
  • Kiểm soát các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp từ đó kiểm soát được tình hình lợi nhuận và quy trình hoạt động của doanh nghiệp
  • Đo lường giá vốn của những nguồn lực đã được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm, dựa vào đó nhà quản trị có căn cứ để tính giá thành sản phẩm bán ra hợp lý so với những chi phí bỏ ra.
  • Tham gia đề xuất các chiến lược hỗ trợ ban lãnh đạo.
Công việc của kế toán thu – chi
  • Ghi chép, gửi dữ liệu để hướng đến tính minh bạch sản phẩm
  • Đối soát các giá trị trên các phiếu thu, chi với các chứng từ gốc
  • Theo dõi các khoản tiền gửi, đầu tư,… cùng các nghiệp vụ thu tiền
  • Lập kế hoạch thanh toán với các nhà cung cấp
  • Thực hiện báo cáo chi phí để gửi lãnh đạo và lập những chi phí tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh về quản lý, lao động, vận chuyển…
  • Thường xuyên điều chỉnh những báo cáo chi phí khác nhau với các hệ thống phần mềm để đảm bảo tính chính xác cao về số lượng chi phí
Kế toán bán hàng
Vai trò của kế toán bán hàng
  • Kiểm soát, hạn chế sự thất thoát hàng hoá. Phát hiện được những hàng hoá chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn.
  • Cung cấp số liệu giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được kết quả bán hàng. Từ đó tìm những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua – khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời…
  • Thông qua số liệu có được từ kế toán bán hàng, đối tác của doanh nghiệp biết được khả năng mua – dự trữ – bán các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn…
Công việc của kế toán bán hàng
  • Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán bán hàng phát sinh trong doanh nghiệp từ số lượng, giá trị của hàng hóa nhập vào và xuất ra, chiết khấu thương mại…
  • Quản lý sổ sách và chứng từ liên quan đến bán hàng trong doanh nghiệp
  • Tư vấn và chăm sóc khách hàng (nhiệm vụ của kế toán bán hàng)
  • Làm hợp đồng mua bán hàng với đối tác và khách hàng, đốc thúc công nợ
  • Lên danh sách cập nhật giá cả và sản phẩm mời tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp công tác
  • Quản lý thông tin của khách hàng, nhà cung cấp
  • Quản lý tất cả sổ sách, chứng từ liên quan tới mua bán hàng ở doanh nghiệp
Kế toán công nợ
Vai trò của kế toán công nợ
Phần hành kế toán này liên quan đến các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp. Kế toán công nợ hoạt động tốt giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình.
Công việc của kế toán công nợ
Nhận hợp đồng kinh tế từ các bộ phận
Lưu ý quan trọng nhất là phải kiểm tra lại các điều khoản, nội dung thanh toán để tránh sai sót trong quá trình lưu giữ thông tin tài chính và kết thúc hợp đồng sau này.
Quản lý công nợ phải thu của khách hàng
  • Chuẩn bị và kiểm soát nội dung trong hợp đồng như thông tin khách hàng, nắm rõ các điều khoản và kiểm tra hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được với từng đối tượng.
  • Đôn đốc thu và tham gia quá trình hồi nợ tồn đọng của khách hàng.
Quản lý công nợ phải trả
Nắm rõ các diễn biến tăng, giảm phát sinh khoản công nợ phải thu theo ngày, tháng, quý, năm và ghi lại một cách chi tiết và cẩn thận. Thực hiện công tác hạch toán các khoản công nợ giảm trừ mà khách hàng được hưởng
Lập kế hoạch và thường xuyên kiểm tra công nợ khách hàng định kỳ kèm theo đó là lập biên bản đối chiếu công nợ.
Lập các báo cáo cần thiết như báo cáo công nợ cần thu, báo cáo phân tích thời gian nợ theo thời gian định kỳ.
Các công việc khác
Tùy thuộc vào quy mô và tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà kế toán công nợ phải thực hiện thêm một số công việc như: Xử lý công nợ được ủy thác, lập bút toán điều chỉnh tỷ giá, xử lý công nợ tạm ứng,…
Kế toán kho
Vai trò của kế toán kho
Vai trò chính của kế toán kho là đảm bảo tình trạng chính xác của hàng hóa, không để xảy ra rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.
Công việc của kế toán kho
  • Kiểm soát tình hình hàng hóa – lên kế hoạch xuất/nhập kho
  • Lập các chứng từ xuất/nhập kho hàng hóa
  • Hạch toán kế toán và kê khai thuế
Kế toán thuế
Vai trò của kế toán thuế
Giúp kiểm soát và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp với các chính sách thuế mới, tránh thất thoát, thiệt hại trong kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Hoạt động đúng theo quy định pháp luật, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Công việc của kế toán thuế
  • Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
  • Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
  • Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có).
  • Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.

Có thể thấy, nghề kế toán được chia ra nhiều phần hành, tùy vào loại hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp mà nhu cầu số lượng nhân viên và các phần hành kế toán sẽ khác nhau.
Với các doanh nghiệp nhỏ hay các doanh nghiệp startup mới tham gia hoạt động, việc bố trí đầy đủ các phần hành kế toán là khó khăn ban đầu. Do vậy, xu hướng của các doanh nghiệp đó hiện này là sử dụng thêm các công cụ để hỗ trợ bộ phận kế toán nhằm tiết kiệm chi phí nhân lực.
Phần mềm kế toán Kaike là một trong những lựa chọn số 1 dành cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Được nghiên cứu phù hợp bao gồm đầy đủ phân hệ kế toán cần thiết. Không chỉ giúp thiết kiệm chi phí đào tạo nhân viên mà còn giúp giảm gánh nặng công việc cho bộ phận kế toán.
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ