- Tham gia
- 31/5/20
- Bài viết
- 0
- Thích
- 2
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán giúp khẳng định tính chính xác của các số liệu trong bản báo cáo tài chính doanh nghiệp, mang đến sự an tâm, tín nhiệm của người đọc báo cáo và các nhà đầu tư. Vậy báo cáo tài chính đã được kiểm toán là gì? Cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là gì?
Tham khảo: báo cáo thuế năm 2023
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh sau khi đã được các kiểm toán viên kiểm tra, xác nhận về tính chính xác, trung thực của số liệu, nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước: Lập kế hoạch, sau đó thực hiện kiểm toán, cuối cùng là tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán. Cụ thể:
Bước 1: Lập kế hoạch:
Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi và cách thức dự kiến tiến hành kiểm toán. Bản kế hoạch cần đầy đủ thông tin và rõ ràng để làm nền tảng cho các bước tiếp theo.
Kiểm toán viên tìm hiểu về khách hàng và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua thư mời kiểm toán. Tiếp đó, công ty kiểm toán cần chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai.
Bên cạnh đó, cần phải nhận định và đánh giá rủi ro nếu có sai sót do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cơ sở dẫn liệu.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán:
Tùy thuộc vào mỗi đối tượng cụ thể, các kiểm toán viên sẽ thực hiện phương pháp kỹ thuật tương ứng để thu thập số liệu chính xác. Thực chất, quá trình này là việc thực hiện chủ động, tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên BCTC của doanh nghiệp.
Bước 3: Tổng hợp và kết luận
Sau khi phân tích, đánh giá ở bước 2, các kiểm toán viên sẽ kết luận trong biên bản, lập báo cáo và giải quyết phát sinh nếu có. Kết quả có thể là chấp nhận toàn phần hoặc không chấp nhận toàn phần.
Các công việc được thực hiện trước khi đánh giá bao gồm: Xem xét các khoản nợ, xem xét các sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp và thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (Nếu có).
Hoàn thành 3 bước trên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trở thành báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
2. Đối tượng của báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Theo quy định tại Luật số 67/011/QH12, báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp phải trải qua quá trình kiểm toán bao gồm:
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được kiểm toán dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận ở Việt nam. Theo đó, quá trình kiểm toán BCTC được thực hiện với các nội dung cơ bản sau:
1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là gì?
Tham khảo: báo cáo thuế năm 2023
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh sau khi đã được các kiểm toán viên kiểm tra, xác nhận về tính chính xác, trung thực của số liệu, nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước: Lập kế hoạch, sau đó thực hiện kiểm toán, cuối cùng là tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán. Cụ thể:
Bước 1: Lập kế hoạch:
Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi và cách thức dự kiến tiến hành kiểm toán. Bản kế hoạch cần đầy đủ thông tin và rõ ràng để làm nền tảng cho các bước tiếp theo.
Kiểm toán viên tìm hiểu về khách hàng và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua thư mời kiểm toán. Tiếp đó, công ty kiểm toán cần chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai.
Bên cạnh đó, cần phải nhận định và đánh giá rủi ro nếu có sai sót do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cơ sở dẫn liệu.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán:
Tùy thuộc vào mỗi đối tượng cụ thể, các kiểm toán viên sẽ thực hiện phương pháp kỹ thuật tương ứng để thu thập số liệu chính xác. Thực chất, quá trình này là việc thực hiện chủ động, tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên BCTC của doanh nghiệp.
Bước 3: Tổng hợp và kết luận
Sau khi phân tích, đánh giá ở bước 2, các kiểm toán viên sẽ kết luận trong biên bản, lập báo cáo và giải quyết phát sinh nếu có. Kết quả có thể là chấp nhận toàn phần hoặc không chấp nhận toàn phần.
Các công việc được thực hiện trước khi đánh giá bao gồm: Xem xét các khoản nợ, xem xét các sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp và thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (Nếu có).
Hoàn thành 3 bước trên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trở thành báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
2. Đối tượng của báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Theo quy định tại Luật số 67/011/QH12, báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp phải trải qua quá trình kiểm toán bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ tín dụng
- Doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp mà các tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành hoặc kinh doanh chứng khoán.
- Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên.
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng BCTC được kiểm toán
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh được kiểm toán
- Thư báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh BCTC được kiểm toán.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật và chuẩn mực kiểm toán, không vi phạm quy định của Nhà nước.
- Phải được thông qua nguyên tắc kiểm toán: sự độc lập của đơn vị kiểm toán, kiểm toán việc, sự khách quan của kiểm toán viên.
- Phải được thực hiện bởi đơn vị kiểm toán và kiểm toán viên có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp theo quy định của Nhà nước.
- Phải thể hiện được chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được kiểm toán dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận ở Việt nam. Theo đó, quá trình kiểm toán BCTC được thực hiện với các nội dung cơ bản sau:
- Tình trạng quản lý, kết quả của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Cơ quan quản lý kinh tế tài chính, kế toán thống kê của Nhà nước.
- BCTC của doanh nghiệp có dựa trên các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước không?
- BCTC có phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm kế toán không?
- Đánh giá sự chính xác của hoạt động kế toán doanh nghiệp, sự rõ ràng của các hóa đơn, chứng từ.
- Đánh giá về cách thức và phương pháp lập BCTC
- Đánh giá công tác hạch toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.