- Tham gia
- 3/11/18
- Bài viết
- 21,311
- Thích
- 10,824
Ngày 24 tháng 06 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về khống chế lãi vay của doanh nghiệp.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 24/06/2020, Áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2019.
Theo đó, Lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) bị khống chế nâng lên thành 30% của tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Chi phí lãi vay trong kỳ + Chi phí khấu hao trong kỳ
Số chi phí lãi vay không được trừ còn lại được chuyển vào các năm sau nhưng không được quá 5 năm kể từ năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Các năm 2017, năm 2018 Người nộp thuế được quyền khai bổ sung điều chỉnh nhưng phải nộp cho cơ quan thuế trước ngày 01/01/2021.
Những đơn vị nào, năm 2017, 2018 đã được kiểm tra, thanh tra, thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ điều chỉnh lại biên bản kiểm tra và quyết định kiểm tra, không kiểm tra, thanh tra lại tại trụ sở của doanh nghiệp.
Riêng trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh.
P/s: Lưu ý không áp dụng đối với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Link tải: Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
Link tải: Nghị định số 20/2017/NĐ-CP
Nghị định có hiệu lực từ ngày 24/06/2020, Áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2019.
Theo đó, Lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) bị khống chế nâng lên thành 30% của tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Chi phí lãi vay trong kỳ + Chi phí khấu hao trong kỳ
Số chi phí lãi vay không được trừ còn lại được chuyển vào các năm sau nhưng không được quá 5 năm kể từ năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Các năm 2017, năm 2018 Người nộp thuế được quyền khai bổ sung điều chỉnh nhưng phải nộp cho cơ quan thuế trước ngày 01/01/2021.
Những đơn vị nào, năm 2017, 2018 đã được kiểm tra, thanh tra, thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ điều chỉnh lại biên bản kiểm tra và quyết định kiểm tra, không kiểm tra, thanh tra lại tại trụ sở của doanh nghiệp.
Riêng trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh.
P/s: Lưu ý không áp dụng đối với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Link tải: Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
Link tải: Nghị định số 20/2017/NĐ-CP