- Tham gia
- 26/3/21
- Bài viết
- 4,330
- Thích
- 2,004
* Bộ Tài chính có Công văn số 5405/BTC-CST ngày 8/6/2022 về chính sách thuế bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc quy định trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT để xuất khẩu vẫn phải nộp thuế BVMT nhằm tránh hiện tượng trốn thuế do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa lợi dụng lập chứng từ giả thu mua hàng hóa để xuất khẩu; đồng thời cũng đảm bảo thống nhất với quy định của các chính sách thuế khác. Khi xây dựng Luật thuế BVMT, có ý kiến đề nghị không thu thuế BVMT đối với trường hợp này. Tuy nhiên, Quốc hội đã thống nhất chỉ không thu thuế BVMT đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu; đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua để xuất khẩu thì vẫn phải nộp thuế BVMT.
——————————————————
** Thông tư 41/2022/TT-BTC ngày 5/7/2022 hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện của tổ chức, cơ quan, đơn vị và việc ghi sổ, lập báo cáo đối với hoạt động xã hội, từ thiện của cá nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ theo quy định của Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước khác với mục đích để trợ giúp cho các đối tượng gặp khó khăn, yếu thế trong cuộc sống mà theo quy định phải thực hiện kế toán thì áp dụng quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).
3. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.
Theo đó, việc quy định trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT để xuất khẩu vẫn phải nộp thuế BVMT nhằm tránh hiện tượng trốn thuế do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa lợi dụng lập chứng từ giả thu mua hàng hóa để xuất khẩu; đồng thời cũng đảm bảo thống nhất với quy định của các chính sách thuế khác. Khi xây dựng Luật thuế BVMT, có ý kiến đề nghị không thu thuế BVMT đối với trường hợp này. Tuy nhiên, Quốc hội đã thống nhất chỉ không thu thuế BVMT đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu; đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua để xuất khẩu thì vẫn phải nộp thuế BVMT.
——————————————————
** Thông tư 41/2022/TT-BTC ngày 5/7/2022 hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện của tổ chức, cơ quan, đơn vị và việc ghi sổ, lập báo cáo đối với hoạt động xã hội, từ thiện của cá nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ theo quy định của Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước khác với mục đích để trợ giúp cho các đối tượng gặp khó khăn, yếu thế trong cuộc sống mà theo quy định phải thực hiện kế toán thì áp dụng quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).
3. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.