Quảng cáo Để trở thành nhân sự cấp cao cần gì?

manhdung99

Kế Toán
Tham gia
5/5/23
Bài viết
1
Thích
0
Khi làm việc ở vị trí nhân viên một thời gian dài, ai cũng mong muốn được thăng tiến cao hơn để gia nhập vào đội ngũ nhân sự cấp cao. Mặc dù lực lượng nhân sự cấp cao chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động của hầu hết doanh nghiệp nhưng họ lại tạo ra gần 80% lợi nhuận.
Vậy làm thế nào để trở thành một trong những nhân sự cấp cao của công ty mình đang làm việc? Trên thực tế, mỗi người sẽ có một xuất phát điểm khác nhau cùng nền tảng cũng như ước mơ hoài bão khác nhau. Vì vậy để trả lời chung cho câu hỏi này là không có. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những yếu tố mà Navigos Search tổng hợp dưới đây để có thể lấy đó làm thước đo cho vị trí nhân sự cấp cao tài năng.
  1. Chuyên môn vững vàng
Dù bạn đảm nhận vai trò công việc như thế nào hay cấp bậc công việc ra sao thì điều đầu tiên bạn cần đáp ứng đó là chuyên môn phù hợp. Chuyên môn ở đây được hiểu là kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực cũng như công việc bạn đang làm. Ví dụ như bạn làm trong lĩnh vực nhân sự thì cần phải am hiểu các bước của quá trình tuyển dụng, có kiến thức về luật lao động, cách tính lương,…
1684197684695.png

Nhân sự cấp cao cần có nền tảng chuyên môn sâu rộng hơn những nhân viên khác
Nhân sự cấp cao sẽ nằm ở vai trò là người quản lý, điều hành chủ chốt trong doanh nghiệp, công ty. Bởi vậy họ lại càng phải có nền tảng chuyên môn sâu rộng hơn những nhân viên khác. Họ cần có sự am hiểu chuyên môn một cách sâu sắc và tổng thể để có thể hướng dẫn và lãnh đạo nhân viên cấp dưới tốt nhất.
Ngoài kiến thức chuyên môn, họ còn phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến những lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và nhiều kiến thức khác nữa. Tóm lại, một nhân sự cấp cao không chỉ dừng lại ở các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực họ đang làm mà còn phải có tri thức đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
  1. Có thâm niên
Thâm niên không thuần là số năm kinh nghiệm, mà còn được được hiểu là năng lực làm việc. Thực tế, một ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm chưa chắc đã đủ năng lực để tham gia vào đội ngũ nhân sự cấp cao. Điểm mấu chốt để phân loại những nhân sự bình thường với nhân sự cấp cao chính là năng lực xử lý các vấn đề phức tạp và cách giải quyết công việc.
Trong các yêu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết đầu tiên họ dành cho ứng viên chính là số năm kinh nghiệm nhất định. Bởi trong quá trình tuyển dụng, yếu tố chuyên môn sẽ không thể đánh giá một cách chính xác, lúc này số năm kinh nghiệm sẽ trở thành thước đo quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và đưa ra quyết định.
  1. Rèn luyện kỹ năng của một nhà lãnh đạo
Nhân sự cấp cao sẽ ở cương vị là những người lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp là điều cần có. Nếu bạn mong muốn nhanh chóng được thăng cấp vào đội ngũ nhân sự cấp cao thì phải chứng minh được kỹ năng lãnh đạo cho doanh nghiệp thấy.
1684197684815.png

Nhân sự cấp cao là những người lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp
Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là khả năng thu hút sự ủng hộ của nhân viên, khiến họ có niềm tin vào bạn, sẵn sàng cùng bạn cống hiến sức lực cho doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều coi trọng những nhà quản lý có tố chất lãnh đạo tốt cũng như khả năng thu phục nhân tâm.
  1. Xây dựng mạng lưới quan hệ
Tích cực xây dựng mối quan hệ với những người có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn sẽ giúp bạn nhận được nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ví dụ bạn đang hướng đến vị trí quản lý, thì bạn nên xây dựng mối quan hệ với các quản lý ở bộ phận khác vì những người này cũng tham gia vào việc quyết định sự thăng tiến của bạn.
Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ với những người hoạt động trong cùng lĩnh vực và thiết lập mối quan hệ với những khách hàng quan trọng cũng rất cần thiết khi bạn trở thành nhân sự thuộc cấp quản lý trong doanh nghiệp.
  1. Xác định đam mê và kỳ vọng của bản thân
Không giống như những nhân viên bình thường, đã ở vị trí cấp cao thì những người này lựa chọn công việc dựa trên đam mê. Họ không tìm việc làm theo chuyên môn mà công việc họ chọn phải thỏa mãn được đam mê và mơ ước của họ. Bởi vậy, muốn ở vị trí cao này, bạn cần xác định được mục tiêu phát triển phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của mình, cùng tầm nhìn rõ ràng và môi trường làm việc yêu thích.
Cùng với đó, bạn cần đặt ra kỳ vọng cụ thể để bản thân có thêm nỗ lực và quyết tâm không ngừng cho đến khi đạt được điều đó. Việc có mục tiêu cụ thể sẽ khích lệ tinh thần làm việc của bạn hiệu quả nhất, và đây là phương thức hữu hiệu được nhiều người thành công áp dụng.
  1. Định vị thương hiệu cá nhân
Nếu như trước kia, mọi người có suy nghĩ chỉ cần họ giỏi thì doanh nghiệp sẽ tìm đến họ nên không quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân thì bây giờ đã khác. Với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, bạn nên biết cách vận dụng công cụ hữu ích này để xây dựng thương hiệu cá nhân và nâng cao độ nhận diện bản thân.
1684197684911.png

Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp bạn nâng cao độ nhận diện bản thân
Hãy xây dựng cho mình một profile online ngắn gọn, được cập nhật thường xuyên để nâng cao giá trị bản thân và tạo dựng bước đệm để đi xa hơn trên con đường sự nghiệp. Sự hiện diện của bạn trên các nền tảng online, các trang mạng xã hội nghề nghiệp chuyên nghiệp là cách rất khôn ngoan để thông báo với người khác rằng bạn thuộc về cộng đồng nhân sự cấp cao.
Qua bài viết “Những yếu tố nào để trở thành một nhân sự cấp cao?”, bạn có thể thấy rằng để trở thành một nhân sự cấp cao đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm lẫn các mối quan hệ xã hội. Việc thăng tiến lên những vị trí cao hơn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm và có mục tiêu phấn đấu cụ thể chắc chắn bạn sẽ thành công.
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ