- Tham gia
- 3/11/18
- Bài viết
- 21,996
- Thích
- 11,194
(BCTC) Ngày 01 tháng 07 năm 2025, Chính phủ đã ban hành nghị định số 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế GTGT, trong đó có nói tới điều kiện để khấu trừ thuế GTGT, vì vậy Mr Thức xin phân tích để cả nhà cùng thảo luận và áp dụng nhé.
I. Căn cứ Điều 26 Nghị định số 181/2025/NĐ-CP:
1. Áp dụng cho mọi hàng hóa, dịch vụ mua vào (kể cả nhập khẩu) có tổng giá trị từ 5 triệu đồng trở lên (bao gồm VAT):
- Doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, theo hướng dẫn tại Nghị định 52/2024/NĐ‑CP.
- Không chấp nhận chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản người bán.
2. Các trường hợp đặc thù:
- Thanh toán bù trừ giữa hàng mua và hàng bán, hoặc vay mượn hàng: cần biên bản đối chiếu chi tiết xác nhận giữa các bên.
- Bù trừ công nợ qua bên thứ ba: cần biên bản bù trừ công nợ của cả ba bên.
- Vay mượn/cho vay bằng tiền: phải có hợp đồng rõ ràng + chứng từ chuyển khoản tương ứng.
- Ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba: cần có quy định trong hợp đồng và bên thứ ba phải là tổ chức/cá nhân hợp pháp liên quan tới cty.
- Thanh toán bằng chứng khoán (cổ phiếu/trái phiếu): nếu còn phần giá trị trả bằng tiền ≥ 5 triệu cần chứng từ chuyển khoản.
- Trả chậm/trả góp với giá ≥ 5 triệu: nếu chưa đến hạn thanh toán vẫn được khấu trừ; đến hạn nếu không có chuyển khoản sẽ bị điều chỉnh giảm thuế.
3. Trường hợp ngoại lệ:
- Mỗi hóa đơn < 5 triệu không cần chứng từ chuyển khoản, thanh toán tiền mặt cũng chấp nhận
- Tổng trong ngày ≥ 5 triệu, nếu không có chuyển khoản thì chỉ khấu trừ khi có chứng từ chuyển khoản.
- Hàng hóa, dịch vụ dưới 5 triệu: không cần chứng từ chuyển khoản, tiền mặt cũng chấp nhận.
II. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP)
1. Chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng:
- Có chứng từ thể hiện rõ thông tin người mua, người bán và nội dung thanh toán.
2. Thanh toán qua thẻ:
- Bao gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế.
3. Ví điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử:
- Ví Momo, ZaloPay, ShopeePay, ViettelMoney,... có liên kết ngân hàng và sao kê rõ ràng.
4. Ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc thanh toán, UNC điện tử.
5. Chuyển khoản qua ngân hàng điện tử, mobile banking, Internet banking.
6. Bù trừ công nợ giữa hai bên:
- Cần có biên bản đối chiếu, xác nhận cụ thể giữa các bên.
. Thanh toán qua bên thứ ba được ủy quyền:
- Có quy định trong hợp đồng và chứng từ chuyển tiền qua bên thứ ba.
Lưu ý: Không được coi là thanh toán không dùng tiền mặt nếu thanh toán bằng tiền mặt, hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản người bán.
I. Căn cứ Điều 26 Nghị định số 181/2025/NĐ-CP:
1. Áp dụng cho mọi hàng hóa, dịch vụ mua vào (kể cả nhập khẩu) có tổng giá trị từ 5 triệu đồng trở lên (bao gồm VAT):
- Doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, theo hướng dẫn tại Nghị định 52/2024/NĐ‑CP.
- Không chấp nhận chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản người bán.
2. Các trường hợp đặc thù:
- Thanh toán bù trừ giữa hàng mua và hàng bán, hoặc vay mượn hàng: cần biên bản đối chiếu chi tiết xác nhận giữa các bên.
- Bù trừ công nợ qua bên thứ ba: cần biên bản bù trừ công nợ của cả ba bên.
- Vay mượn/cho vay bằng tiền: phải có hợp đồng rõ ràng + chứng từ chuyển khoản tương ứng.
- Ủy quyền thanh toán qua bên thứ ba: cần có quy định trong hợp đồng và bên thứ ba phải là tổ chức/cá nhân hợp pháp liên quan tới cty.
- Thanh toán bằng chứng khoán (cổ phiếu/trái phiếu): nếu còn phần giá trị trả bằng tiền ≥ 5 triệu cần chứng từ chuyển khoản.
- Trả chậm/trả góp với giá ≥ 5 triệu: nếu chưa đến hạn thanh toán vẫn được khấu trừ; đến hạn nếu không có chuyển khoản sẽ bị điều chỉnh giảm thuế.
3. Trường hợp ngoại lệ:
- Mỗi hóa đơn < 5 triệu không cần chứng từ chuyển khoản, thanh toán tiền mặt cũng chấp nhận
- Tổng trong ngày ≥ 5 triệu, nếu không có chuyển khoản thì chỉ khấu trừ khi có chứng từ chuyển khoản.
- Hàng hóa, dịch vụ dưới 5 triệu: không cần chứng từ chuyển khoản, tiền mặt cũng chấp nhận.
II. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP)
1. Chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng:
- Có chứng từ thể hiện rõ thông tin người mua, người bán và nội dung thanh toán.
2. Thanh toán qua thẻ:
- Bao gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế.
3. Ví điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử:
- Ví Momo, ZaloPay, ShopeePay, ViettelMoney,... có liên kết ngân hàng và sao kê rõ ràng.
4. Ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc thanh toán, UNC điện tử.
5. Chuyển khoản qua ngân hàng điện tử, mobile banking, Internet banking.
6. Bù trừ công nợ giữa hai bên:
- Cần có biên bản đối chiếu, xác nhận cụ thể giữa các bên.
. Thanh toán qua bên thứ ba được ủy quyền:
- Có quy định trong hợp đồng và chứng từ chuyển tiền qua bên thứ ba.
Lưu ý: Không được coi là thanh toán không dùng tiền mặt nếu thanh toán bằng tiền mặt, hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản người bán.