- Tham gia
- 15/9/22
- Bài viết
- 0
- Thích
- 0
Do mâu thuẫn mà nhiều nhà không được hàng xóm chấp thuận cho trát tường bề ngoài nhà gây mất thẩm mỹ, thấm dột… mặc dù có đầy đủ giấy phép xây dựng. Vậy hàng xóm không cho trát tường, giải quyết thế nào?
Hàng xóm không cho trát tường, giải quyết làm sao?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc sử dụng bất động sản liền kề tại Điều 248 là “không được ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn”.
Theo đó, khi hàng xóm xây nhà, các bên bất động sản liền kề không được phép gây khó dễ, cản trở hàng xóm của mình thực hiện các quyền về bất động sản liền kề được quy định tại chương XIV Bộ luật Dân sự 2015 gồm quyền được sử dụng lối đi chung, quyền đặt ống dẫn - thoát nước, mắc dây điện … (nếu bắt buộc).
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật lại không quy định trường hợp “bắc giáo sang nhà hàng xóm để trát tường” như thế nào.
Do vậy, nếu hàng xóm từ chối cho bạn trát tường, trước tiên bạn nên thực hiện thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để được thực hiện quyền này và đề xuất đền bù nếu để xảy ra thiệt hại (như làm rơi sơn, vữa… sang nhà hàng xóm).
Trường hợp không thể tự thương lượng thì có thể nhờ bên Ủy ban nhân dân xã (UBND) đứng ra làm bên thứ 3 hòa giải.
Hiện nay, pháp luật quy định, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải trước với nhau hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải là bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện.
Nếu vẫn không thể hòa giải, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới UBND cấp xã (theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024) hoặc khởi kiện ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận yêu cầu của bạn.
Thông thường, với những vụ việc như thế này, người dân nên cố gắng “chung sống hòa bình" với hàng xóm (chịu nhún nhường, tìm ra nguồn gốc mâu thuần để hòa giải, thỏa thuận với nhau), còn nếu nói lý thì rất khó bởi thực trạng rất nhiều nhà bắt buộc phải xin phép, thậm chí phải trả thêm tiền cho hàng xóm mới được xây, nếu không họ sẽ kiện cáo.
Khi xây nhà, bạn nên chủ động thương lượng với các bên hàng xóm liền kề xung quanh và thảo luận trước với bên chủ thầu về các vấn đề liên quan để kịp thời đưa ra phương hướng xử lý.
Trát nhà xong nhưng lại bị hàng xóm “cậy lên”, xử lý thế nào?
Câu hỏi: Nhà tôi và hàng xóm xây dựng sát nhau, đến công đoạn trát tường sơn nhà thì họ nhất quyết không cho tô tường phía bên họ. Có hôm xót nhà sợ thấm dột nên tôi bảo thợ trét xi măng phía dưới thì họ lại lấy xà beng nạy lên. Nhà chúng tôi đã nhiều lần sang bấm chuông để hi vọng được thương lượng nhưng không được mở cửa. Vậy tôi có thể làm gì lúc này? Hành vi trên sẽ bị phạt thế nào?
Nếu đã xác định việc xây nhà của mình không phải là lấn đất hàng xóm hay làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận, đã có giấy phép xây dựng nhưng thương lượng không được thì bạn vẫn hoàn toàn được quyền thực hiện các quyền của mình như bình thường bởi thủ tục xin giấy phép xây dựng - điều kiện để được xây nhà cũng không yêu cầu phải xin phép hàng xóm.
Còn đối với trường hợp “cậy” trát tường nhà bạn lên thì bạn có thể kiện họ vì hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác. Hiện nay, với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (được sửa đổi 2017) thì người vi phạm sẽ bị phạt từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt tù tới 10 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, hành vi nhất quyết cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 15. Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Hiện nay, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 11 Luật Đất đai 2024.
Theo đó, người nào thực hiện hành vi bị cấm sẽ bị xử phạt từ 05 - 10 triệu đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của công trình trước khi vi phạm.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Hàng xóm không cho trát tường, giải quyết làm sao?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc sử dụng bất động sản liền kề tại Điều 248 là “không được ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn”.
Theo đó, khi hàng xóm xây nhà, các bên bất động sản liền kề không được phép gây khó dễ, cản trở hàng xóm của mình thực hiện các quyền về bất động sản liền kề được quy định tại chương XIV Bộ luật Dân sự 2015 gồm quyền được sử dụng lối đi chung, quyền đặt ống dẫn - thoát nước, mắc dây điện … (nếu bắt buộc).
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật lại không quy định trường hợp “bắc giáo sang nhà hàng xóm để trát tường” như thế nào.
Do vậy, nếu hàng xóm từ chối cho bạn trát tường, trước tiên bạn nên thực hiện thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để được thực hiện quyền này và đề xuất đền bù nếu để xảy ra thiệt hại (như làm rơi sơn, vữa… sang nhà hàng xóm).
Trường hợp không thể tự thương lượng thì có thể nhờ bên Ủy ban nhân dân xã (UBND) đứng ra làm bên thứ 3 hòa giải.
Hiện nay, pháp luật quy định, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải trước với nhau hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải là bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện.
Nếu vẫn không thể hòa giải, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới UBND cấp xã (theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024) hoặc khởi kiện ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận yêu cầu của bạn.
Thông thường, với những vụ việc như thế này, người dân nên cố gắng “chung sống hòa bình" với hàng xóm (chịu nhún nhường, tìm ra nguồn gốc mâu thuần để hòa giải, thỏa thuận với nhau), còn nếu nói lý thì rất khó bởi thực trạng rất nhiều nhà bắt buộc phải xin phép, thậm chí phải trả thêm tiền cho hàng xóm mới được xây, nếu không họ sẽ kiện cáo.
Khi xây nhà, bạn nên chủ động thương lượng với các bên hàng xóm liền kề xung quanh và thảo luận trước với bên chủ thầu về các vấn đề liên quan để kịp thời đưa ra phương hướng xử lý.
Trát nhà xong nhưng lại bị hàng xóm “cậy lên”, xử lý thế nào?
Câu hỏi: Nhà tôi và hàng xóm xây dựng sát nhau, đến công đoạn trát tường sơn nhà thì họ nhất quyết không cho tô tường phía bên họ. Có hôm xót nhà sợ thấm dột nên tôi bảo thợ trét xi măng phía dưới thì họ lại lấy xà beng nạy lên. Nhà chúng tôi đã nhiều lần sang bấm chuông để hi vọng được thương lượng nhưng không được mở cửa. Vậy tôi có thể làm gì lúc này? Hành vi trên sẽ bị phạt thế nào?
Nếu đã xác định việc xây nhà của mình không phải là lấn đất hàng xóm hay làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận, đã có giấy phép xây dựng nhưng thương lượng không được thì bạn vẫn hoàn toàn được quyền thực hiện các quyền của mình như bình thường bởi thủ tục xin giấy phép xây dựng - điều kiện để được xây nhà cũng không yêu cầu phải xin phép hàng xóm.
Còn đối với trường hợp “cậy” trát tường nhà bạn lên thì bạn có thể kiện họ vì hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác. Hiện nay, với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (được sửa đổi 2017) thì người vi phạm sẽ bị phạt từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt tù tới 10 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, hành vi nhất quyết cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 15. Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Hiện nay, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 11 Luật Đất đai 2024.
Theo đó, người nào thực hiện hành vi bị cấm sẽ bị xử phạt từ 05 - 10 triệu đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của công trình trước khi vi phạm.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: ccnguyenhue165@gmail.com