- Tham gia
- 3/6/22
- Bài viết
- 1
- Thích
- 0
OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, vướng vào vòng xoáy tranh cãi mới sau khi nữ diễn viên Scarlett Johansson chỉ trích về giọng nói của chatbot mới.
Giọng đọc này bị cho là giống hệt giọng của Johansson trong bộ phim "Her" (2013). Sự việc này một lần nữa dấy lên câu hỏi về chiến lược "xin lỗi thay vì xin phép" của OpenAI.
Mọi chuyện bắt đầu khi CEO của OpenAI, ông Sam Altman đăng tải dòng tweet "her" sau sự kiện ra mắt mô hình AI mới. Mô hình này tích hợp giọng nói Sky – một giọng đọc giống Johansson – vào chatbot. Động thái này khiến nữ diễn viên nổi tiếng bức xúc, mặc dù trước đó cô đã từ chối lời mời lồng tiếng cho ChatGPT vào tháng 9. Johansson chia sẻ: "Khi nghe bản demo, tôi đã rất sốc, tức giận và không thể tin nổi ông Altman lại muốn tạo ra giọng nói giống hệt tôi như vậy".
Trước làn sóng chỉ trích, OpenAI đã gỡ bỏ hoàn toàn giọng nói Sky và khẳng định giọng đọc này "không hề có ý định giống Johansson". Dù vậy, sự việc đã phơi bày vấn đề nhức nhối của startup này. OpenAI đang đối mặt với làn sóng phản đối từ giới sáng tạo nội dung. Họ cho rằng, công ty đã sử dụng trái phép các sản phẩm trí tuệ của tác giả, nhà xuất bản và nghệ sĩ để huấn luyện mô hình AI.
Vụ việc của Johansson chỉ là một ví dụ. Sora - mô hình AI chuyển văn bản thành video được ra mắt vào tháng 2 - cũng bị nghi ngờ sử dụng video từ YouTube mà chưa được sự cho phép. CEO của Google, Sundar Pichai, cho rằng OpenAI có thể đã vi phạm điều khoản dịch vụ của YouTube. Mặt khác, nhiều tác giả thuộc Hiệp hội Tác giả (Mỹ) đang trong cuộc chiến pháp lý căng thẳng với OpenAI vì lo ngại sách của họ bị sử dụng trái phép để huấn luyện mô hình AI.
Tờ New York Times cũng đang theo đuổi vụ kiện pháp lý chống lại OpenAI. Họ cho rằng sự tương đồng trong câu trả lời của ChatGPT với nội dung các bài báo của họ là dấu hiệu cho thấy công ty AI đang "ăn cắp" chất xám. Rắc rối pháp lý từ ngành công nghiệp âm nhạc cũng có thể ập đến với OpenAI. Sony Music, công ty sở hữu bản quyền các nghệ sĩ như Beyoncé, đã gửi thư bày tỏ lo ngại về việc OpenAI "sử dụng trái phép" các bài hát của nghệ sĩ để huấn luyện AI.
Trong những tháng gần đây, OpenAI đã nỗ lực ký kết các thỏa thuận cấp phép với Reddit và các nhà xuất bản như Business Insider và Financial Times. Tuy nhiên, những người sáng tạo nghi ngờ tác phẩm của họ bị sử dụng trái phép để huấn luyện OpenAI chắc chắn sẽ đặt câu hỏi tại sao họ lại không được đề nghị thỏa thuận ngay từ đầu. Chiến lược "xin lỗi thay vì xin phép" đã khiến OpenAI vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ và đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý. Liệu OpenAI sẽ thay đổi chiến lược của mình để xoa dịu giới sáng tạo hay tiếp tục con đường đầy tranh cãi này?
Nguồn: VieclamIT
Giọng đọc này bị cho là giống hệt giọng của Johansson trong bộ phim "Her" (2013). Sự việc này một lần nữa dấy lên câu hỏi về chiến lược "xin lỗi thay vì xin phép" của OpenAI.
Mọi chuyện bắt đầu khi CEO của OpenAI, ông Sam Altman đăng tải dòng tweet "her" sau sự kiện ra mắt mô hình AI mới. Mô hình này tích hợp giọng nói Sky – một giọng đọc giống Johansson – vào chatbot. Động thái này khiến nữ diễn viên nổi tiếng bức xúc, mặc dù trước đó cô đã từ chối lời mời lồng tiếng cho ChatGPT vào tháng 9. Johansson chia sẻ: "Khi nghe bản demo, tôi đã rất sốc, tức giận và không thể tin nổi ông Altman lại muốn tạo ra giọng nói giống hệt tôi như vậy".
Trước làn sóng chỉ trích, OpenAI đã gỡ bỏ hoàn toàn giọng nói Sky và khẳng định giọng đọc này "không hề có ý định giống Johansson". Dù vậy, sự việc đã phơi bày vấn đề nhức nhối của startup này. OpenAI đang đối mặt với làn sóng phản đối từ giới sáng tạo nội dung. Họ cho rằng, công ty đã sử dụng trái phép các sản phẩm trí tuệ của tác giả, nhà xuất bản và nghệ sĩ để huấn luyện mô hình AI.
Vụ việc của Johansson chỉ là một ví dụ. Sora - mô hình AI chuyển văn bản thành video được ra mắt vào tháng 2 - cũng bị nghi ngờ sử dụng video từ YouTube mà chưa được sự cho phép. CEO của Google, Sundar Pichai, cho rằng OpenAI có thể đã vi phạm điều khoản dịch vụ của YouTube. Mặt khác, nhiều tác giả thuộc Hiệp hội Tác giả (Mỹ) đang trong cuộc chiến pháp lý căng thẳng với OpenAI vì lo ngại sách của họ bị sử dụng trái phép để huấn luyện mô hình AI.
Tờ New York Times cũng đang theo đuổi vụ kiện pháp lý chống lại OpenAI. Họ cho rằng sự tương đồng trong câu trả lời của ChatGPT với nội dung các bài báo của họ là dấu hiệu cho thấy công ty AI đang "ăn cắp" chất xám. Rắc rối pháp lý từ ngành công nghiệp âm nhạc cũng có thể ập đến với OpenAI. Sony Music, công ty sở hữu bản quyền các nghệ sĩ như Beyoncé, đã gửi thư bày tỏ lo ngại về việc OpenAI "sử dụng trái phép" các bài hát của nghệ sĩ để huấn luyện AI.
Trong những tháng gần đây, OpenAI đã nỗ lực ký kết các thỏa thuận cấp phép với Reddit và các nhà xuất bản như Business Insider và Financial Times. Tuy nhiên, những người sáng tạo nghi ngờ tác phẩm của họ bị sử dụng trái phép để huấn luyện OpenAI chắc chắn sẽ đặt câu hỏi tại sao họ lại không được đề nghị thỏa thuận ngay từ đầu. Chiến lược "xin lỗi thay vì xin phép" đã khiến OpenAI vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ và đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý. Liệu OpenAI sẽ thay đổi chiến lược của mình để xoa dịu giới sáng tạo hay tiếp tục con đường đầy tranh cãi này?
Nguồn: VieclamIT