Quảng cáo Nghĩa vụ thuế khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Tham gia
14/8/24
Bài viết
0
Thích
0
Trong kinh doanh, đôi khi các doanh nghiệp sẽ phát sinh việc phải thanh lý một tài sản cố định nào đó. Tuy nhiên các quy định pháp lý về vấn đề này không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. TOPA xin chia sẻ thông tin về các Nghĩa vụ thuế khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.



  • 1 Tài sản cố định là gì?
  • 2 Khi nào thì thanh lý tài sản cố định?
  • 3 Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định có phải đóng thuế TNDN không?
  • 4 Thuế GTGT khi thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • 5 Thanh lý tài sản doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn không?
Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định được hiểu là những tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, tài sản đó có thời hạn sử dụng, được luân chuyển, thu hồi trong thời hạn 1 năm hoặc trên 1 năm chu kỳ kinh doanh, nếu chu kỳ kinh doanh đó có thời hạn lớn hơn hay bằng 1 năm.

Trong đó, tài sản cố định gồm những tài sản đang sử dụng, chưa sử dụng và không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa được sử dụng hoặc đang được lắp đặt, đưa vào vận hành hay tài sản chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng.

Xem thêm: Tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp – Thông tin chi tiết
Khi nào thì thanh lý tài sản cố định?

Thanh lý tài sản cố định được hiểu là việc bán những tài sản đã hết thời hạn khấu hao, hỏng hóc, thời hạn đã cũ không thể sử dụng và những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế nhằm đổi mới những tài sản tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định được thanh lý khi:

  • Tài sản đã bị hư hỏng và không thể sửa chữa, sử dụng được nữa;
  • Tài sản đã lạc hậu, không còn phù hợp với công năng, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
  • Khi doanh nghiệp thực hiện việc mua bán, sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp
Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định có phải đóng thuế TNDN không?

Theo quy định Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung theo điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.”

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã có Công văn hướng dẫn cụ thể về vấn đề này:

“Khi phá dỡ, thanh lý tài sản cố định là bệ đỡ, móng máy mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành”

=> Như vậy giá trị còn lại của tài sản được trừ vào thu nhập khác và được tính là chi phí hợp lý (chi phí thanh lý tài sản cố định có được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là chi phí hợp lý). Tuy nhiên cần phải có hồ sơ đầy đủ để chứng minh quy trình phá dỡ tài sản.

Trường hợp khi thanh lý tài sản doanh nghiệp nếu bị lỗ thì khoản lỗ này được tổng hợp trừ vào khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế GTGT khi thanh lý tài sản doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế GTGT khi bán tài sản của chính doanh nghiệp và thu tiền về. Theo đó, thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu là:

Thuế GTGT = giá trị tài sản x thuế suất thuế GTGT (*)

(*): tùy loại tài sản, các mức thuế suất thuế GTGT gồm 0%, 5% và 10%
Thanh lý tài sản doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn không?

Theo quy định của khoản 3, khoản 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì người bán phải thực hiện lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ để thực hiện hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ loại hàng hóa nội bộ, tiêu dùng trong nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Vì vậy, việc thanh lý tài sản doanh nghiệp phải xuất hoá đơn theo quy định pháp luật.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về các nghĩa vụ
thuế khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp
. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về thuế, kế toán có thể liên hệ ngay hotline/zalo 24/7: 0888.005.630 để được chuyên viên của TOPA trao đổi!
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ