Quy Trình Thủ Tục Xuất Khẩu Nhãn Tươi
Thủ tục xuất khẩu nhãn gồm có những giấy tờ gì? Nhãn tươi hiện đang có rất nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thị trường nhập khẩu cũng đặt ra cho trái nhãn Việt Nam không ít điều kiện, tiêu chuẩn cũng như thủ tục xuất khẩu. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục hải quan xuất khẩu nhãn!
Các điều kiện cần thiết cho hoạt động xuất khẩu nhãn
Nhà sản xuất nên chú trọng, quản lý và kiểm soát tốt hơn đối với khâu lựa chọn quả nhãn đạt chuẩn chất lượng đầu ra. Điều này sẽ khiến lô hàng xuất khẩu có chất lượng tốt hơn và góp phần nâng cao dịch vụ xuất nhập khẩu của Việt Nam với nước bạn.
Tiêu chuẩn chất lượng
Yêu cầu chất lượng: Trái nhãn xuất khẩu phải lành lặn, không bị sâu hay bị dập nát. Bên ngoài nhãn phải sạch và không có tạp chất lạ mà mắt thường có thể thấy được.
Kích cỡ trái nhãn tiêu chuẩn xuất khẩu được xác định theo số quả tươi trong 1 kg hoặc theo đường kính cắt ngang quả nhãn.
Quy cách đóng gói: Nhãn có thể được đóng gói trong rổ nhựa trắng. Kích thước rổ nhựa là 43 x 36 x 11 và trọng lượng mỗi rổ dao động từ 5,0 – 5,5 kg.
Nhãn xuất khẩu được phân ra thành 3 loại như sau:
Loại đặc biệt: Gồm những quả có chất lượng tốt nhất, không có khuyết tật và mang đầy đủ điểm nổi bật của giống
Loại A: Nhãn có chất lượng tốt và mang đặc trưng của giống, tỷ lệ khuyết tật không được vượt quá 5% tổng diện tích bề mặt
Loại B: Bao gồm những quả nhãn không thỏa mãn được yêu cầu của loại đặc biệt và loại A nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu tối thiểu mà nước nhập khẩu đặt ra. Vỏ nhãn không được bị dập vỡ, cũng không bị sâu thối hay dơi ăn.
Tiêu chuẩn về bao bì
Nhà xuất khẩu cần quy định rõ ràng về kích thước, vật liệu và phương pháp xác định giá của mỗi bao bì. Thêm vào đó, mã ký hiệu cũng phải được viết rõ ràng, dễ đọc, chữ viết không bị nhòe hay mờ.
Trên mỗi bao bì phải có các thông tin chi tiết về tên quả, nguồn gốc xuất xứ, nhà xưởng đóng gói, mã số doanh nghiệp.
Các mã ký hiệu có thể được viết bằng sơn hay mực không lem để chống nước và bắt buộc phải viết hoa theo ký tự đã được quy định.
Tiêu chuẩn về đóng gói
Thông thường, nhãn Việt Nam khi xuất khẩu phải được đóng gói trong các túi lưới.
Mỗi túi lưới sẽ có các trọng lượng khác nhau, gồm túi 2kg, 5kg và túi 10kg.
Bên ngoài túi lưới có thể là giỏ nhựa cứng hoặc các túi lưới sẽ được đóng trực tiếp vào thùng carton.
Trong trường hợp nhà sản xuất thuê dịch vụ vận chuyển cho hoạt động xuất khẩu, bên phía vận chuyển phải chủ động không đóng nhãn lẫn với các loại trái cây khác để tránh tình trạng lẫn lộn hàng hóa.
Một quy định cần đơn vị dịch vụ xuất nhập khẩu lưu ý là không được chứa các loại trái cây khác không có trong Chứng thư hay giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Tiêu chuẩn về bảo quản
Trái nhãn tươi xuất khẩu phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 7ºC. Nếu đáp ứng đúng khoảng nhiệt độ này, nhãn có thể được bảo quản trên 30 ngày. Tuy nhiên, trước khi bảo quản, cần loại bỏ những quả thối rữa hoặc dập nát. Tỷ lệ hao hụt do dập nát sẽ được cho phép chênh lệch khoảng từ 5 – 7%.Đối với trái nhãn, ngoài cách bảo quản tươi, doanh nghiệp còn có thể dùng biện pháp sấy. Biện pháp này giúp ta thu được quả khô để đem đi bán.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chế biến được long nhãn (cùi khô) thông qua biện pháp sấy này. Áp dụng thêm biện pháp sấy cùi giúp tiết kiệm nhiên liệu. Hạt sẽ được xoắn bỏ ngay khi nhãn còn tươi, đến khi quả khô lại, nhãn vẫn sẽ giữ được hình dạng của quả ban đầu.
Chính sách pháp lý: Nhãn tươi không nằm trong danh mục nhóm mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, do đó, doanh nghiệp và đơn vị có thể xuất khẩu nhãn như các hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, việc xuất khẩu nhãn tươi vẫn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật.
Mã HS Code và thuế xuất khẩu nhãn tươi
Dưới đây là một kẻ bảng về nhãn tươi có mã HS Code là 08109010, bao gồm thuế xuất khẩu và thuế VAT:
Mục Mô Tả Thuế Xuất Khẩu Thuế VAT
Nhãn Tươi Mã HS Code: 08109010 0% 0%
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, nhãn là mặt hàng nông sản khi xuất khẩu thuộc đối tượng không phải chịu thuế VAT và được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.
Quy định này được áp dụng đối với cả xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch. Do đó, khi xuất khẩu nhãn tươi, doanh nghiệp không cần phải đóng thuế suất thuế xuất khẩu.
Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu nhãn
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu nhãn bao gồm các giấy tờ và chứng từ sau:
Tờ khai hải quan xuất khẩu lô hàng: Đây là biểu mẫu chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị, số lượng và các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu.
Hợp đồng thương mại: Đây là tài liệu quy định các điều khoản và điều kiện mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Hóa đơn thương mại: Đây là chứng từ ghi lại thông tin về giá trị hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng giá trị của lô hàng.
Vận đơn: Đây là tài liệu ghi lại thông tin vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu. Vận đơn có thể là Bill of Lading (vận đơn đường biển), Airway Bill (vận đơn hàng không) hoặc các loại vận đơn khác tương ứng với phương tiện vận chuyển sử dụng.
Các loại giấy tờ khác có liên quan: Bên cạnh những giấy tờ chính, còn có một số giấy tờ khác có thể liên quan như Bảng kê chi tiết lô hàng (nếu có), giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu cần thiết cho hàng hóa cụ thể), giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (nếu áp dụng cho hàng hóa cụ thể) và các giấy tờ khác theo yêu cầu của quy định hải quan.
Các giấy tờ và chứng từ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa và cần được chuẩn bị và xử lý đúng theo quy định của cơ quan hải quan.
Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật đối với nhãn xuất khẩu
Đối với thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật đối với nhãn xuất khẩu, có các yêu cầu sau:
Không được đóng chung hoặc có chứa các loại trái cây khác không được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Trên bao bì đóng gói phải ghi đầy đủ tên trái cây, nguồn gốc xuất xứ, nhà xưởng đóng gói, mã số doanh nghiệp.
Nhãn xuất khẩu không được chứa dư lượng thực vật như sâu bệnh, đất, nhánh cành, lá mà nước nhập khẩu cấm.
Lượng các chất độc hại phát hiện không được vượt quá tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe mà nước nhập khẩu đặt ra.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng nhãn tươi xuất khẩu bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu do cơ quan kiểm dịch quy định.
Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vận đơn.
Hóa đơn thương mại.
Phiếu đóng gói hàng hóa (nếu có).
Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu có).
Công ty vận chuyển quốc tế - Giá cước vận tải biển, hàng không.
Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác
Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự
Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.
Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.