- Tham gia
- 3/6/22
- Bài viết
- 1
- Thích
- 0
Dù bạn có muốn thay đổi vị trí làm việc hiện tại, tìm kiếm một công việc mới hay làm bất cứ nghề nào khác thì bạn cũng cần phải đánh giá những kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Nhiều khi bạn không biết mình cần phải có những kỹ năng nào, và phải tích luỹ chúng từ đâu...Vì thế, hãy đọc những gợi ý dưới đây để bạn có thể lấy được sự tự tin cho mình.
Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong: Công việc, các hoạt động tình nguyện, quá trình đào tạo và trong cuộc sống hằng ngày.
Hãy dành một giờ đồng hồ để liệt kê chúng ra giấy. Công việc này nhằm hai mục đích: Một là bạn có thể quảng bá chính mình. Hai là giúp bạn nhận ra cái bạn yêu thích.
- Nếu có bản sơ yếu lý lịch hoặc bất cứ một dữ liệu thông tin nào về các hoạt động của mình thì bạn nên lưu lại để khi nào cần thiết bạn có thể sẵn sàng.
- Nếu tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, chắc chắn, phải hơn 1h bạn mới có thể liệt kê được hết. Vì vậy, nếu có thời gian và cảm thấy cần thiết thì hãy tiếp tục, còn nếu không thì phải hoàn thành sớm.
- Thiết lập một danh sách các kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn nhớ đến chúng, và để chắc chắn rằng bạn không quên bất cứ thứ gì khi đi xin việc.
Kinh nghiệm trong công việc
CV chính là "đất" để bạn thể hiện những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đó phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, trong CV còn phải bao gồm:
- Tên công việc
- Tên công ty và địa điểm
- Ngày tháng liên quan đến công việc
- Trách nhiệm (Bạn đã làm được những gì?)
- Kỹ năng và yêu cầu về năng lực (Bạn đã học được những gì?)
- Thành quả (Bạn đã làm được gì?) và được chứng nhận như thế nào?
Những thông tin trên phải cụ thể và chính xác, đặc biệt là về kỹ năng và thành quả đạt được của bạn. Không nên viết một cách chung chung và mơ hồ. Ngoài ra, trước khi nộp đơn xin việc, hãy đặt cho mình câu hỏi để nhận ra bạn muốn gì trong công việc tới:
- Bạn thích điểm gì nhất ở công việc này?
- Bạn không thích công việc này ở điểm nào?
- Nếu bạn cần có một sự thay đổi nào đó đối với công việc thì bạn sẽ thay đổi cái gì?
- Công việc trước có yêu cầu nào cần cho công việc sắp tới không?
- Điều gì nên tránh ở công việc trước?
Kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện
Cũng như kinh nghiệm trong công việc, những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn bổ sung thêm cho CV của mình và nhận ra cái bạn muốn. Chúng được hình thành trong quá trình bạn tham gia vào các hoạt động như: Tổ chức doanh nghiệp, hoạt động ngoài trời, các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các tổ chức văn hoá, các nhóm dân tộc, hiệp hội các thành viên, các đảng chính trị, các hội nhà nghề, các hoạt động của trường... Đôi khi những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện cũng tương tự như những kinh nghiệm bạn có trong công việc. Chính vì thế, bạn cần nêu bật được:
- Tên và địa điểm của tổ chức
- Ngày tháng liên quan
- Lĩnh vực liên quan (Bạn có được nắm giữ một vị trí nào đó không?)
- Kỹ năng và yêu cầu cần thiết (Bạn đã học được những gì?)
- Kết quả đạt được
- Sự chứng nhận của các tổ chức
Sau khi đã liệt kê các kinh nghiệm đó, hãy xem xem bạn thích và không thích cái gì, cái gì nên thay đổi. Bạn học được gì từ các loại hoạt động đó? Bạn cần rút kinh nghiệm ở điểm nào?
Các kinh nghiệm có được trong quá trình học
Tất cả những kinh nghiệm ở trường học là yêu cầu không thể thiếu đối bất kỳ công việc nào. Chúng bao gồm: Bằng cấp chuyên môn, các loại chứng chỉ, các chương trình đào tạo nâng cao, các cuộc hội nghị, các buổi hội thảo bạn đã từng tham dự, con đường đi của riêng bạn, thầy phụ trách, và với mỗi chuyên ngành đào tạo bạn cần nhớ:
- Tên chương trình
- Trường và địa điểm
- Ngày tháng liên quan
- Các khoá học đã hoàn thành
- Bằng cấp, chứng chỉ bạn nhận được
- Những kỹ năng và yêu cầu cần thiết
- Kết quả đạt được (Học bổng, các loại giải thưởng…)
Những kinh nghiệm trên và những kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra cái mình thực sự mong muốn. Và đây cũng là những thông tin đặc biệt có giá trị nếu bạn có ý định thay đổi công việc của mình.
Nguồn: CareerViet
Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong: Công việc, các hoạt động tình nguyện, quá trình đào tạo và trong cuộc sống hằng ngày.
Hãy dành một giờ đồng hồ để liệt kê chúng ra giấy. Công việc này nhằm hai mục đích: Một là bạn có thể quảng bá chính mình. Hai là giúp bạn nhận ra cái bạn yêu thích.
- Nếu có bản sơ yếu lý lịch hoặc bất cứ một dữ liệu thông tin nào về các hoạt động của mình thì bạn nên lưu lại để khi nào cần thiết bạn có thể sẵn sàng.
- Nếu tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, chắc chắn, phải hơn 1h bạn mới có thể liệt kê được hết. Vì vậy, nếu có thời gian và cảm thấy cần thiết thì hãy tiếp tục, còn nếu không thì phải hoàn thành sớm.
- Thiết lập một danh sách các kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn nhớ đến chúng, và để chắc chắn rằng bạn không quên bất cứ thứ gì khi đi xin việc.
Kinh nghiệm trong công việc
CV chính là "đất" để bạn thể hiện những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đó phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, trong CV còn phải bao gồm:
- Tên công việc
- Tên công ty và địa điểm
- Ngày tháng liên quan đến công việc
- Trách nhiệm (Bạn đã làm được những gì?)
- Kỹ năng và yêu cầu về năng lực (Bạn đã học được những gì?)
- Thành quả (Bạn đã làm được gì?) và được chứng nhận như thế nào?
Những thông tin trên phải cụ thể và chính xác, đặc biệt là về kỹ năng và thành quả đạt được của bạn. Không nên viết một cách chung chung và mơ hồ. Ngoài ra, trước khi nộp đơn xin việc, hãy đặt cho mình câu hỏi để nhận ra bạn muốn gì trong công việc tới:
- Bạn thích điểm gì nhất ở công việc này?
- Bạn không thích công việc này ở điểm nào?
- Nếu bạn cần có một sự thay đổi nào đó đối với công việc thì bạn sẽ thay đổi cái gì?
- Công việc trước có yêu cầu nào cần cho công việc sắp tới không?
- Điều gì nên tránh ở công việc trước?
Kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện
Cũng như kinh nghiệm trong công việc, những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn bổ sung thêm cho CV của mình và nhận ra cái bạn muốn. Chúng được hình thành trong quá trình bạn tham gia vào các hoạt động như: Tổ chức doanh nghiệp, hoạt động ngoài trời, các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các tổ chức văn hoá, các nhóm dân tộc, hiệp hội các thành viên, các đảng chính trị, các hội nhà nghề, các hoạt động của trường... Đôi khi những kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện cũng tương tự như những kinh nghiệm bạn có trong công việc. Chính vì thế, bạn cần nêu bật được:
- Tên và địa điểm của tổ chức
- Ngày tháng liên quan
- Lĩnh vực liên quan (Bạn có được nắm giữ một vị trí nào đó không?)
- Kỹ năng và yêu cầu cần thiết (Bạn đã học được những gì?)
- Kết quả đạt được
- Sự chứng nhận của các tổ chức
Sau khi đã liệt kê các kinh nghiệm đó, hãy xem xem bạn thích và không thích cái gì, cái gì nên thay đổi. Bạn học được gì từ các loại hoạt động đó? Bạn cần rút kinh nghiệm ở điểm nào?
Các kinh nghiệm có được trong quá trình học
Tất cả những kinh nghiệm ở trường học là yêu cầu không thể thiếu đối bất kỳ công việc nào. Chúng bao gồm: Bằng cấp chuyên môn, các loại chứng chỉ, các chương trình đào tạo nâng cao, các cuộc hội nghị, các buổi hội thảo bạn đã từng tham dự, con đường đi của riêng bạn, thầy phụ trách, và với mỗi chuyên ngành đào tạo bạn cần nhớ:
- Tên chương trình
- Trường và địa điểm
- Ngày tháng liên quan
- Các khoá học đã hoàn thành
- Bằng cấp, chứng chỉ bạn nhận được
- Những kỹ năng và yêu cầu cần thiết
- Kết quả đạt được (Học bổng, các loại giải thưởng…)
Những kinh nghiệm trên và những kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra cái mình thực sự mong muốn. Và đây cũng là những thông tin đặc biệt có giá trị nếu bạn có ý định thay đổi công việc của mình.
Nguồn: CareerViet