Bên em là đại lý của các dịch vụ (đặt phòng khách sạn/ đặt các dịch vụ vui chơi/ đặt vé máy bay,...), bên em kiểu như "trung gian" với khách và nhà cung cấp dịch vụ đó. Em xuất hóa đơn cho khách có ngày hóa đơn cách xa so với ngày hóa đơn nhà cung cấp dịch vụ xuất cho bên em. Tuy cách ngày giữa đầu vào và đầu ra như vậy nhưng cũng trong tháng trong quý đó ko ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế. Vậy có bị xuất sai thời điểm hóa đơn ko? Vì em có đọc, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về các thời điểm lập hóa đơn như sau: * Thời điểm xuất hóa đơn khi cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Ví dụ: Khi khách check out thì khách sạn sẽ xuất hóa đơn sang cho bên em sau đó em xuất hóa đơn lại cho khách. Theo em hiểu thì ngày khách sạn xuất hóa đơn cho em thì em xuất cho khách luôn ngày hôm đấy là hợp lý nhất. Nhưng thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp là ngày xuất hóa đơn cho khách cách xa ngày so với ngày khách sạn xuất hóa đơn cho bên em. Tuy cách ngày giữa đầu vào và đầu ra như vậy nhưng cũng trong tháng đó thôi.
- Và nếu như em lập hóa đơn ngày lập trên hóa đơn là ngày kết thúc dịch vụ, nhưng ngày ký hóa đơn lại sau ngày lập thì hóa đơn vẫn được coi như hợp lệ, ngày lập hóa đơn đúng ngày kết thúc dịch vụ. Vậy em có bị phạt hành chính về việc kí chậm truyền dữ liệu chậm đến cơ quan thuế không ạ?
Em cám ơn và mong nhận được ý kiến từ anh chị có kinh nghiệm trong nghề kế toán. Trân Trọng!
- Và nếu như em lập hóa đơn ngày lập trên hóa đơn là ngày kết thúc dịch vụ, nhưng ngày ký hóa đơn lại sau ngày lập thì hóa đơn vẫn được coi như hợp lệ, ngày lập hóa đơn đúng ngày kết thúc dịch vụ. Vậy em có bị phạt hành chính về việc kí chậm truyền dữ liệu chậm đến cơ quan thuế không ạ?
Em cám ơn và mong nhận được ý kiến từ anh chị có kinh nghiệm trong nghề kế toán. Trân Trọng!