- Theo Điều 123 của quyết định 959/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam qui định:
- + Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng mà đang giao giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Theo Điều 2, nghị định 146/2018/NĐ-CP qui định:
+
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng sẽ do cơ quan BHXH đóng BHXH
- Theo Điều 43 của luật việc làm số 38/2013/QH14 qui định:
- + Người lao động đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Theo điều 168 luật lao động số 45/2019/QH14 qui định:
- + Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt huộc, BHYT, BHTN thì người sử dụng lao động phải chi trả thêm cùng kỳ với kỳ trả lương 1 khoản tiền cho người lao động tương đương mức người sử dụng lao động đóng (năm 2021 là 20%)
- + Trước 01/7/2021: Theo quết định số 595/QĐ-BHXH
- BHXH + BHYT + BHTN: 17,5% + 3% + 1% = 21.5% (người lao động 10,5%)
- + Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và theo Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ Covid
- Từ 01/7/2021 – 30/9/2021:
- BHXH + BHYT + BHTN: 17% + 3% + 1% = 21% (người lao động 10,5%)
- Từ 01/10/2021 – 30/6/2022:
- BHXH + BHYT + BHTN: 17% + 3% + 0% = 20% (người lao động 10,5%)
- Từ 01/7/2022 – 30/9/2022:
- BHXH + BHYT + BHTN: 17,5% + 3% + 0% = 20,5% (người lao động 10,5%)
- Theo Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC qui định tiền lương hưu do quỹ BHXH trả sẽ được miễn thuế.
Như vậy nếu ký hợp đồng với người đang hưởng lương hưu của BHXH thì không phải tham gia BHYT, BHXH, BHTN nhưng phải trả 1 khoản tiền tương đương mức doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm và tiền lương hưu sẽ được miễn thuế
Theo e tìm hiểu thì người đã về hưu và hưởng lương hưu thì được tính như trên. không biết có đúng không ạ? và người tàn tật e thấy họ cũng được hưởng BHYT, lương trợ cấp vậy thì khi ký kết với HĐ với người khuyết tật có phải đóng BHXH, BHTN, BHYT không?