Mới đọc nguyên 1 loạt công văn muốn mờ mắt luôn
Tui đưa các căn cứ pháp lý:
Thứ nhất, để thực hiện chi hộ giữa công ty mẹ và công ty con phải thông qua biên bản ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Thứ hai, về xuất hóa đơn khi thu lại tiền và kê khai thuế
- Thuế giá trị gia tăng
Tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (áp dụng đến ngày 01/7/2022) quy định về nguyên tắc lập hóa đơn
“Điều 3
... 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
…”
Việc xuất hóa đơn từ ngày 01/7/2022 áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
Mặt khác tại tiết d khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
... 7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
...d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”
Bên cạnh đó, dựa trên hướng dẫn tại Công văn 54756/CT-TTHT năm 2017 về kê khai và xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với khoản chi hộ khách hàng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành như sau:
“Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần dịch vụ vận tải Đường sắt (sau đây gọi tắt là Công ty) thoả thuận với khách hàng nhận chi hộ các khoản chi phí như D/O, THC, CSDT, phí giám định, chi phí lưu container, phí bến bãi...thì khi chi trả các khoản chi phí này, các nhà cung cấp phải lập hóa đơn, ghi tên và mã số thuế của khách hàng, Công ty không kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn mang tên khách hàng. Khi thu lại số tiền chi hộ, Công ty không phải lập hóa đơn, chỉ lập chứng từ thu theo quy định.”
>>> Như vậy, xét trường hợp việc chi hộ của công ty mẹ là hợp pháp thì khi nhà cung cấp phải xuất hóa đơn cho công ty mẹ và ghi tên và mã số thuế của công ty con. Công ty mẹ lúc này sẽ không phải kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn mang tên công ty con.
Ngoài ra, khi thu lại số tiền chi hộ từ công ty con, công ty mẹ không cần lập hóa đơn mà chỉ cần lập chứng từ thu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa trên hướng dẫn của Công văn 23615/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành như sau:
“Trường hợp công ty có chi hộ cho khách hàng các khoản chi phí như: hãng tàu, dịch vụ lưu kho...; Các hãng tàu xuất hóa đơn gồm khoản chi hãng tàu, dịch vụ lưu kho nêu trên theo tên, mã số thuế của khách hàng (đơn vị trực tiếp mở tờ khai). Những chi phí chi hộ này không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nên công ty không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”
>>> Như vậy, khi nhà cung cấp xuất hóa đơn cho công ty mẹ nhưng ghi tên và mã số thuế của công ty con thì chi phí chi hộ này (50 triệu đồng) sẽ không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.