- Tham gia
- 26/3/21
- Bài viết
- 4,370
- Thích
- 2,025
Thế nào là khuyến mại, thế nào là chiết khấu thương mại? Thế nào là chiết khấu thương mại trả bằng hàng, thế nào là khuyến mại bằng hàng? Trường hợp nào xuất hóa đơn không thuế VAT, trường hợp nào xuất hóa đơn có thuế VAT? Trường hợp nào phải đăng kí sở công thương, trường hợp nào không? Trường hợp nào được trích trước chi phí, trường hợp nào không được trích theo thông tư 200?
Đây là một vấn đề rất lằng nhằng, không có quy định rõ ràng và các doanh nghiệp hay bị phạt về khoản này.
Xin gửi lý giải cá nhân về trường hợp này, cùng một công văn thuế bắt doanh nghiệp phải xuất hóa đơn nộp VAT 10% cho trả chiết khấu bằng hàng (Khuyến mãi bằng hàng thì VAT = 0% nhé nếu có đăng kí).
Hạch toán và xuất hóa đơn hàng trả chiết khấu
1/ Căn cứ pháp lý:
- Luật thương mại 2005;
- Nghị định 37/2006/NĐ - CP nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Thông tư 219/2013/TT - BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
-Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2/ Phân biệt chiết khấu và khuyến mại
Chiết khấu:
“Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn”
Khoản chiết khấu thương mại được sự thỏa thuận giữa người mua và người bán thông qua hợp đồng đã được hai bên ký kết.
Khuyến mại:
Theo Luật thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Tại mục 2, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ có quy định các hình thức khuyến mại bao gồm: “Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó
Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
Điều 11. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi
Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác”
Như vậy, mục đích của chiết khấu thương mại hay khuyến mại đều là các chiến lược bán hàng của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh số bán ra. Trong khi khuyến mại là khoản giảm trừ, chiến thuật bán hàng mang tính ngắn hạn (có thời gian cụ thể) nhằm thúc đẩy doanh số trong thời gian đó. Còn chiết khấu thương mại là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi người mua đã mua hàng với số lượng lớn (tính trên 1 lần hoặc trong một khoảng thời gian) và thường ổn định, mang tính dài hạn.
Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chiết khấu và khuyến mại như sau:
Chiết khấu thương mại Khuyến mại
Do bán với số lượng lớn nên giảm một số chi phí như vận chuyển, lưu trữ … => giảm giá Do sản phẩm mới ra chưa có trên thị trường, hàng cũ không bán được, lỗi mốt … => giảm giá để bán được
Khoản giảm trừ của người bán khi người mua hàng đạt số lượng nhất định theo thỏa thuận. Khoản giảm trừ (hoặc tặng kèm sản phẩm) nhằm thúc đẩy bán hàng, không nhất thiết đạt số lượng yêu cầu
Là thoả thuận giữa 2 bên và quy định cụ thể trong hợp đồng (không cần đăng ký với cơ quan quản lý). Công khai và phải có thông báo/đăng ký với Sở công thương tại nơi doanh nghiệp tổ chức khuyến mại.
Thường áp dụng cho khách hàng bán buôn (bán sĩ). Áp dụng cho mọi khách hàng, thường cho khách hàng mua lẻ.
Thời gian thực hiện do thoả thuận theo hợp đồng, có thể được duy trì thường xuyên, mang tính trung, dài hạn. Chỉ được thực hiện theo từng đợt đăng ký với cơ quan quản lý và bị giới hạn trong thời gian nhất định, mang tính ngắn hạn.
3/ Trường hợp XXX
XXX thực hiện các chương trình chiết khấu cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn, nếu trong năm khách hàng đạt được doanh số đã thỏa thuận trong hợp đồng, XXXX sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu với hình thức trả bằng hàng hóa.
Trường hợp này, theo hướng dẫn tại Công văn CV1381 của tổng cục thuế
1. Công ty thực hiện xuất hóa đơn như bán hàng thông thường, với số thuế VAT tương ứng (10%)
2. Công ty thực hiện điều chỉnh giảm số thuế đầu ra + doanh thu trên tờ khai VAT tương ứng
Ví dụ:
- Chính sách mua $1000 được CK 20%
- Sau khi mua 5 lần với các số hóa đơn 1-5, khách hàng của Công ty đạt $1000
Tổng số hóa đơn này:
Giá trị hàng GTGT Tổng
Tổng giá trị hóa đơn 1-5 $1,500 $150 $1,650
Giá trị chiết khấu $300 $30 $330
- Với giá trị chiết khấu, Công ty xuất hóa đơn điều chỉnh:
Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại đối với các hóa đơn số thứ tự 1-5:
Giá hàng: $300
GTGT: $30
Tổng:$330
Sau hóa đơn này Công ty nợ khách hàng $330
- Khách hàng nhận bằng hàng và khách hàng nhận để sao cho tổng giá trị hóa đơn = đúng với số chiết khấu mà Công ty đang nợ à Khách hàng chọn hàng A, B, C
Công ty xuất hóa đơn bán hàng A, B, C
Giá hàng: $300
GTGT: $30
Tổng: $330
Lưu ý, xuất bán hàng A, B, C và điều chỉnh chiết khấu có thể trong cùng 1 hóa đơn.
Nhìn chung thì CKTM nên được coi là chính sách bán hàng, không phải hoạt động khuyến mại, nên không cần đăng ký với SCT.
Tuy nhiên, trong 1 số lần thanh tra thuế, cơ quan thuế địa phương có khả năng vẫn gán CKTM là 1 trường hợp khuyến mại và recommend Công ty kiểm tra/thảo luận với Cơ quan thuế để tránh rủi ro.
Đây là một vấn đề rất lằng nhằng, không có quy định rõ ràng và các doanh nghiệp hay bị phạt về khoản này.
Xin gửi lý giải cá nhân về trường hợp này, cùng một công văn thuế bắt doanh nghiệp phải xuất hóa đơn nộp VAT 10% cho trả chiết khấu bằng hàng (Khuyến mãi bằng hàng thì VAT = 0% nhé nếu có đăng kí).
Hạch toán và xuất hóa đơn hàng trả chiết khấu
1/ Căn cứ pháp lý:
- Luật thương mại 2005;
- Nghị định 37/2006/NĐ - CP nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Thông tư 219/2013/TT - BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ - CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
-Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2/ Phân biệt chiết khấu và khuyến mại
Chiết khấu:
“Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn”
Khoản chiết khấu thương mại được sự thỏa thuận giữa người mua và người bán thông qua hợp đồng đã được hai bên ký kết.
Khuyến mại:
Theo Luật thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Tại mục 2, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ có quy định các hình thức khuyến mại bao gồm: “Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó
Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
Điều 11. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi
Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác”
Như vậy, mục đích của chiết khấu thương mại hay khuyến mại đều là các chiến lược bán hàng của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh số bán ra. Trong khi khuyến mại là khoản giảm trừ, chiến thuật bán hàng mang tính ngắn hạn (có thời gian cụ thể) nhằm thúc đẩy doanh số trong thời gian đó. Còn chiết khấu thương mại là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi người mua đã mua hàng với số lượng lớn (tính trên 1 lần hoặc trong một khoảng thời gian) và thường ổn định, mang tính dài hạn.
Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chiết khấu và khuyến mại như sau:
Chiết khấu thương mại Khuyến mại
Do bán với số lượng lớn nên giảm một số chi phí như vận chuyển, lưu trữ … => giảm giá Do sản phẩm mới ra chưa có trên thị trường, hàng cũ không bán được, lỗi mốt … => giảm giá để bán được
Khoản giảm trừ của người bán khi người mua hàng đạt số lượng nhất định theo thỏa thuận. Khoản giảm trừ (hoặc tặng kèm sản phẩm) nhằm thúc đẩy bán hàng, không nhất thiết đạt số lượng yêu cầu
Là thoả thuận giữa 2 bên và quy định cụ thể trong hợp đồng (không cần đăng ký với cơ quan quản lý). Công khai và phải có thông báo/đăng ký với Sở công thương tại nơi doanh nghiệp tổ chức khuyến mại.
Thường áp dụng cho khách hàng bán buôn (bán sĩ). Áp dụng cho mọi khách hàng, thường cho khách hàng mua lẻ.
Thời gian thực hiện do thoả thuận theo hợp đồng, có thể được duy trì thường xuyên, mang tính trung, dài hạn. Chỉ được thực hiện theo từng đợt đăng ký với cơ quan quản lý và bị giới hạn trong thời gian nhất định, mang tính ngắn hạn.
3/ Trường hợp XXX
XXX thực hiện các chương trình chiết khấu cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn, nếu trong năm khách hàng đạt được doanh số đã thỏa thuận trong hợp đồng, XXXX sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu với hình thức trả bằng hàng hóa.
Trường hợp này, theo hướng dẫn tại Công văn CV1381 của tổng cục thuế
1. Công ty thực hiện xuất hóa đơn như bán hàng thông thường, với số thuế VAT tương ứng (10%)
2. Công ty thực hiện điều chỉnh giảm số thuế đầu ra + doanh thu trên tờ khai VAT tương ứng
Ví dụ:
- Chính sách mua $1000 được CK 20%
- Sau khi mua 5 lần với các số hóa đơn 1-5, khách hàng của Công ty đạt $1000
Tổng số hóa đơn này:
Giá trị hàng GTGT Tổng
Tổng giá trị hóa đơn 1-5 $1,500 $150 $1,650
Giá trị chiết khấu $300 $30 $330
- Với giá trị chiết khấu, Công ty xuất hóa đơn điều chỉnh:
Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại đối với các hóa đơn số thứ tự 1-5:
Giá hàng: $300
GTGT: $30
Tổng:$330
Sau hóa đơn này Công ty nợ khách hàng $330
- Khách hàng nhận bằng hàng và khách hàng nhận để sao cho tổng giá trị hóa đơn = đúng với số chiết khấu mà Công ty đang nợ à Khách hàng chọn hàng A, B, C
Công ty xuất hóa đơn bán hàng A, B, C
Giá hàng: $300
GTGT: $30
Tổng: $330
Lưu ý, xuất bán hàng A, B, C và điều chỉnh chiết khấu có thể trong cùng 1 hóa đơn.
Nhìn chung thì CKTM nên được coi là chính sách bán hàng, không phải hoạt động khuyến mại, nên không cần đăng ký với SCT.
Tuy nhiên, trong 1 số lần thanh tra thuế, cơ quan thuế địa phương có khả năng vẫn gán CKTM là 1 trường hợp khuyến mại và recommend Công ty kiểm tra/thảo luận với Cơ quan thuế để tránh rủi ro.
Attached Files:
-
- File size
- 91.8 KB
- Lượt xem
- 39