Hướng dẫn QUY ĐỊNH HẠN CHẾ SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Tham gia
4/8/19
Bài viết
844
Thích
464
SmartSelect_20191217-102604_Facebook.jpg
QUY ĐỊNH HẠN CHẾ SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

1. NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
"Điều 3 Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
2. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
"Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
1. Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
5. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:
a) Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;
b) Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.
7. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
b) Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
8. Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:
a) Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Trường hợp phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.
9. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
10. Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
11. Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:
a) Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;
b) Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;
c) Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.
12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
13. Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
14. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
15. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
16. Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.
c) Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp sau:
(i) Mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
(ii) Mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
(iii) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp trúng đấu giá, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành công, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh liên quan (nếu có).
17 Đối với các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí và các trường hợp cần thiết khác, tổ chức được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp theo hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4a Thông tư này.
Điều 4a. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
1. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài, tổ chức được lựa chọn nộp tài liệu đã được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam hoặc tài liệu có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức;
b) Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và các giấy tờ bản sao không phải là bản sao có chứng thực, bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức thì tổ chức phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Thông tư này lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó trình bày cụ thể sự cần thiết sử dụng ngoại hối;
b) Bản sao giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;
c) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh nhu cầu cần thiết sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp để xem xét cấp văn bản chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản thông báo rõ lý do..."

Căn cứ pháp luật: Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-NHNN ngày 04/04/19


17/12/19
#HoaNguyenAcc
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ