Chia sẻ Mua hàng hóa sau đó trả lại thì bên mua hay bên bán phải xuất hóa đơn?

Linh123

Kế Toán
Tham gia
24/7/23
Bài viết
1
Thích
2
Theo ý kiến của cá nhân em như sau:

- Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Trường hợp hoàn trả hàng hóa tức là khi này hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của bên mua (bên trả lại hàng hóa), như vậy thẩm quyền xuất hóa đơn hoàn trả hàng hóa sẽ thuộc về bên trả hàng (bây giờ sẽ trở thành bên bán thể hiện trên hóa đơn)

- Đối với Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023 em nghĩ TCT đang hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hóa đơn đặc thù trong giai đoạn chuyển từ thuế suất 8% sang 10% theo nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

- Trong trường hợp hoàn trả lại hàng hóa mà toàn bộ bên bán hàng đều xuất điều chỉnh giảm hoặc thay thế thì tài khoản hàng bán bị trả lại sẽ không được sử dụng trong hệ thống tài khoản kế toán.
Mời các bác cho ý kiến!!!
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Theo ý kiến của cá nhân em như sau:

- Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Trường hợp hoàn trả hàng hóa tức là khi này hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của bên mua (bên trả lại hàng hóa), như vậy thẩm quyền xuất hóa đơn hoàn trả hàng hóa sẽ thuộc về bên trả hàng (bây giờ sẽ trở thành bên bán thể hiện trên hóa đơn)

- Đối với Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023 em nghĩ TCT đang hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hóa đơn đặc thù trong giai đoạn chuyển từ thuế suất 8% sang 10% theo nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

- Trong trường hợp hoàn trả lại hàng hóa mà toàn bộ bên bán hàng đều xuất điều chỉnh giảm hoặc thay thế thì tài khoản hàng bán bị trả lại sẽ không được sử dụng trong hệ thống tài khoản kế toán.
Mời các bác cho ý kiến!!!
Việc trả hóa đơn theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được hiểu là nhiệm vụ của bên mua chứ không phải bên bán.
Chỉ trừ các trường hơp đặc biệt không có hóa đơn như cá nhân mua hàng, khách hàng ở nước ngoài....trả hàng thì mới hủy hóa đơn hoặc xuất điều chỉnh giảm thôi em
 

Hanguyen195

Kế Toán
Tham gia
18/11/19
Bài viết
1
Thích
1
Thân mời các anh chị em có am hiểu về luật và những anh chị em liên quan tâm tới luật thuế, hóa đơn, thảo luận xem Khoản 1 điều 4 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau được hiểu như thế nào?



Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là hướng dẫn chung cho cả bên bán lẫn bên mua (Khác xa với các nghị định cũ hướng dẫn tách biệt ra là BÊN BÁN, BÊN MUA) Điều khoản này hơi lạ một chút nhưng vẫn phải được hiểu như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này

2. Khi xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này

Không hiểu sao Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023 Lại hướng dẫn khi Người mua trả lại hàng thì người bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập được? Việc của người mua, người mua trả lại hàng thì phải xuất hóa đơn trả hàng là đúng rồi, tự nhiên NGƯỜI BÁN làm công việc này?

Dựa vào công văn của Tổng Cục Thuế, một số Cục thuế các tỉnh đã ra công văn hướng dẫn thực hiện ......làm cho nhiều kế toán và DN hoang mang vì với hướng dẫn và làm như vậy thì các siêu thị, các cửa hàng tạp hóa, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng, thế giới di động, taxi..vận chuyển... sẽ có khối việc phải làm giúp các doanh nghiệp khác......Nhưng không có lương.
Theo e hiểu trong nghị định nói là người bán, khi trả lại thì người mua thành người bán, nên bên mua phải xuất hóa đơn, còn bên bán lúc đầu mà phải xuất hóa đơn thì phải ghi rõ là xuất hóa đơn điều chỉnh. nên cái này vẫn như nghị định cũ là chuẩn đó ạ
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Theo e hiểu trong nghị định nói là người bán, khi trả lại thì người mua thành người bán, nên bên mua phải xuất hóa đơn, còn bên bán lúc đầu mà phải xuất hóa đơn thì phải ghi rõ là xuất hóa đơn điều chỉnh. nên cái này vẫn như nghị định cũ là chuẩn đó ạ
Em hiểu đúng rồi, nôm na là DN có các hoạt động trên là phải xuất hóa đơn.
 

Minh KT

Kế Toán thuế
Tham gia
5/1/22
Bài viết
111
Thích
50
Bạn tham khảo công văn cục thuế Bình Phước trả lời bên mình.
công văn lại yêu cầu doanh nghiệp xem lại các thông tư, văn bản có liên quan để thực hiện, còn mục hàng trả lại như này tức là vẫn người mua xuất trả; chẳng qua theo ND 123, CV 2121 dễ gây nhầm lẫn câu từ thôi nhỉ
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
công văn lại yêu cầu doanh nghiệp xem lại các thông tư, văn bản có liên quan để thực hiện, còn mục hàng trả lại như này tức là vẫn người mua xuất trả; chẳng qua theo ND 123, CV 2121 dễ gây nhầm lẫn câu từ thôi nhỉ
nói chung cái gốc là nghị định số 123/2020/NĐ-CP thôi em
 

Phuonglien.d88

Kế Toán thuế
Tham gia
5/11/19
Bài viết
119
Thích
42
công văn lại yêu cầu doanh nghiệp xem lại các thông tư, văn bản có liên quan để thực hiện, còn mục hàng trả lại như này tức là vẫn người mua xuất trả; chẳng qua theo ND 123, CV 2121 dễ gây nhầm lẫn câu từ thôi nhỉ
Đúng vậy. Cơ quan chức năng khi có văn bản trả lời thường dẫn theo điều khoản, thông tư, nghị định.... Nhiều khi đọc ko biết họ trả lời mình chưa. Vì những vấn đề dẫn chứng mình đã đọc và ko hiểu.:cry::cry:
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Đúng vậy. Cơ quan chức năng khi có văn bản trả lời thường dẫn theo điều khoản, thông tư, nghị định.... Nhiều khi đọc ko biết họ trả lời mình chưa. Vì những vấn đề dẫn chứng mình đã đọc và ko hiểu.:cry::cry:
Trả lời kiểu 2 lòng thì DN phải tự nghiên cứu :)
 

forsweetheart

Kế Toán
Tham gia
25/8/22
Bài viết
19
Thích
17
Thân mời các anh chị em có am hiểu về luật và những anh chị em liên quan tâm tới luật thuế, hóa đơn, thảo luận xem Khoản 1 điều 4 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau được hiểu như thế nào?



Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là hướng dẫn chung cho cả bên bán lẫn bên mua (Khác xa với các nghị định cũ hướng dẫn tách biệt ra là BÊN BÁN, BÊN MUA) Điều khoản này hơi lạ một chút nhưng vẫn phải được hiểu như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này

2. Khi xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này

Không hiểu sao Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023 Lại hướng dẫn khi Người mua trả lại hàng thì người bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập được? Việc của người mua, người mua trả lại hàng thì phải xuất hóa đơn trả hàng là đúng rồi, tự nhiên NGƯỜI BÁN làm công việc này?

Dựa vào công văn của Tổng Cục Thuế, một số Cục thuế các tỉnh đã ra công văn hướng dẫn thực hiện ......làm cho nhiều kế toán và DN hoang mang vì với hướng dẫn và làm như vậy thì các siêu thị, các cửa hàng tạp hóa, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng, thế giới di động, taxi..vận chuyển... sẽ có khối việc phải làm giúp các doanh nghiệp khác......Nhưng không có lương.
Sau khi tìm hiểu và hỏi các anh/chị có kinh nghiệm và có quan hệ trên thuế, thì mình nhận được câu trả lời là: mục đích của hướng dẫn trên là để khớp doanh thu trên báo cáo thuế GTGT và doanh thu theo hóa đơn (cùng kỳ). Lệch doanh thu là sẽ bị gọi lên giải trình ngay. Do hệ thống hóa đơn bây giờ điện tử nên dữ liệu Doanh thu phải khớp để tiện cho công tác quản lý thuế. Hướng dẫn trên cũng không sai so với Khoản 1 điều 4 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Đây là câu trả lời bằng miệng nên anh/chị cứ tham khảo xem đã hợp lý chưa.
Cần thêm nhiều ý kiến để có thể hiểu được quan điểm từ người ra chính sách!!!
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Sau khi tìm hiểu và hỏi các anh/chị có kinh nghiệm và có quan hệ trên thuế, thì mình nhận được câu trả lời là: mục đích của hướng dẫn trên là để khớp doanh thu trên báo cáo thuế GTGT và doanh thu theo hóa đơn (cùng kỳ). Lệch doanh thu là sẽ bị gọi lên giải trình ngay. Do hệ thống hóa đơn bây giờ điện tử nên dữ liệu Doanh thu phải khớp để tiện cho công tác quản lý thuế. Hướng dẫn trên cũng không sai so với Khoản 1 điều 4 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Đây là câu trả lời bằng miệng nên anh/chị cứ tham khảo xem đã hợp lý chưa.
Cần thêm nhiều ý kiến để có thể hiểu được quan điểm từ người ra chính sách!!!
Hướng dẫn căn cứ nghị định 123/2020/NĐ-CP theo luật, chứ hướng dẫn để phục quản lý đá cái khó cho bên bán, làm khó doanh nghiệp là sai rồi em
 

NAKA

Kế Toán thuế
Tham gia
26/12/19
Bài viết
162
Thích
26
Hướng dẫn căn cứ nghị định 123/2020/NĐ-CP theo luật, chứ hướng dẫn để phục quản lý đá cái khó cho bên bán, làm khó doanh nghiệp là sai rồi em
Vậy anh cho e hỏi, cuối cùng DN phải thực hiện theo công văn 8999/CTTPHCM-TTHT hay là làm theo ý mình hiểu trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP ạ. Vì không làm theo công văn thì cũng khó cho DN, mà người mua xuất hóa đơn như hiểu trước giờ thì khi có phát sinh, thuế lại gọi lên giải trình doanh thu bị lệch. Mà nhiều khi dịnh vào công văn nói DN làm sai rồi lại phạt. Không biết làm sao cho đúng luôn ạ. Mặt khác, nếu người bán xuất hóa đơn thì e hok biết hạch toán như thế nào luôn đó ạ. Mà e cũng chưa hình dung phải xuất như thế nào, xuất điều chỉnh từ hóa đơn gốc và có thêm nội dung bên mua trả hàng hay hok?Trước giờ đến hiện tại phát sinh cũng nhiều trường hợp này mà toàn người mua xuất, giờ ra công văn thế này, không biết phải làm như thế nào. Các công ty dịch vụ lớn e thấy cũng công khai bảo là theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP nhưng lại nói người bán xuất hóa đơn trả lại hàng.
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Vậy anh cho e hỏi, cuối cùng DN phải thực hiện theo công văn 8999/CTTPHCM-TTHT hay là làm theo ý mình hiểu trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP ạ. Vì không làm theo công văn thì cũng khó cho DN, mà người mua xuất hóa đơn như hiểu trước giờ thì khi có phát sinh, thuế lại gọi lên giải trình doanh thu bị lệch. Mà nhiều khi dịnh vào công văn nói DN làm sai rồi lại phạt. Không biết làm sao cho đúng luôn ạ. Mặt khác, nếu người bán xuất hóa đơn thì e hok biết hạch toán như thế nào luôn đó ạ. Mà e cũng chưa hình dung phải xuất như thế nào, xuất điều chỉnh từ hóa đơn gốc và có thêm nội dung bên mua trả hàng hay hok?Trước giờ đến hiện tại phát sinh cũng nhiều trường hợp này mà toàn người mua xuất, giờ ra công văn thế này, không biết phải làm như thế nào. Các công ty dịch vụ lớn e thấy cũng công khai bảo là theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP nhưng lại nói người bán xuất hóa đơn trả lại hàng.
Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP bên mua xuất trả lại em
 

nhan vuthi

Kế Toán
Tham gia
2/8/23
Bài viết
1
Thích
1
Nên mới thấy công văn của cục Thuế còn to hơn cả Nghị Định, Thông Tư của Chính Phủ a ạ. Phép vua thu lệ làng vẫn còn. Làm KT và DN hoang mang là đây.
E cũng làm công văn hỏi cục Thuế. Và được hướng dẫn như CV2121/TCT-CS. Trường hợp DN bên mua đã xuất hđ trả hàng thì ko phải xuất lại nếu đúng theo quy định về hóa đơn chứng từ. Ko hiểu luôn a.
Anh chị có công văn thuế trả lời cho em xin với ạ bên em cũng đang bị vướng ạ. gửi giúp em qua email: vunhantb86@gmail.com với ạ
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888

HUONGDAO

Kế Toán
Tham gia
14/4/22
Bài viết
20
Thích
3
Theo em đọc hiểu, nghị định thì vẫn là người mua xuất hóa đơn trả hàng. Còn công văn đang hướng dẫn trong trường hợp hàng bán bị trả lại tại thời điểm chuyển giao thuế suất ưu đãi, ngoài trường hợp này thì ta vẫn áp dụng theo NĐ thôi
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,418
Thích
9,888
Theo em đọc hiểu, nghị định thì vẫn là người mua xuất hóa đơn trả hàng. Còn công văn đang hướng dẫn trong trường hợp hàng bán bị trả lại tại thời điểm chuyển giao thuế suất ưu đãi, ngoài trường hợp này thì ta vẫn áp dụng theo NĐ thôi
Cũng có thể hiểu được như em, nhưng hiện nay các cơ quan thuế lại hiểu khác em
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ