Thảo luận Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết hay không? Có bị khống chế 30% EBITDA?

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
18,949
Thích
9,742
(Baocaotaichinh.vn) Trước hết, chúng ta phải khẳng định là: Quản lý thuế, quản lý nhà nước đối với giao dịch liên kết là điều bắt buộc đối với bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam ta cũng không có ngoại lệ. Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh mà có sự ảnh hưởng lớn làm chậm quá trình phát triển quả doanh nghiệp hay gây khó khăn cho doanh nghiệp thì sớm hay muộn nhà nước cũng sẽ nghiên cứu điều chỉnh mà thôi, vì vậy chúng ta cứ đóng góp, thảo luận mang tính xây dựng, nhằm mang lại hiệu quả cao về mặt quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp yên tâm kinh doanh sản xuất.

Quay lại câu hỏi: Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết? và tại sao nhiều doanh nghiệp lại vướng mắc với điều khoản này?

Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP có quy định các bên có quan hệ liên kết:

"d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"

"Khoản vốn vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay" được xác định như thế nào? chắc chắn không ít kế toán, doanh nghiệp và cán bộ thuế đau đầu: "lấy theo tổng số phát sinh trong năm? hay lấy tại thời điểm lập báo cáo tài chính"?.

Theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi xác định các chi phí giao dịch liên kết bị khống chế sẽ được phép loại trừ.

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuếtổ
chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng
; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh
bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện
theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các
khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái
định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Điểm c này cần hiểu như thế nào? Chỉ áp dụng cho các tổ chức ngân hàng? hay áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp liên quan?

Trước mắt chúng ta thảo luận để làm rõ 2 điểm trên để áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cái đã, đương nhiên vấn đề lãi vay này sẽ còn ở khía cạnh khác để chúng ta thảo luận khi chúng ta căn cứ vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định về luật thuế TNDN hiện hành nữa ( Sẽ bàn ở chủ đề khác)

Tham khảo bài viết lâu rồi tại đây: Mượn tiền, vay tiền... có phải là giao dịch liên kết
 

tdcuongvp

Kế Toán
Tham gia
24/5/21
Bài viết
2
Thích
12
* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là:
- Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411)
- Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.
 

Julia Phan

Kế Toán
Tham gia
29/5/21
Bài viết
2
Thích
3
E muốn hỏi về 25% vốn CSH và ko quá 50% dư nợ vay trung và dài hạn. Vậy nếu đủ cả 2 điều kiện trên mới phát sinh GDLK hay chỉ cần 1 trong 2? Cty e phát sinh vay NH hàng năm gấp nhiều lần vốn CSH nhưng ko có dư nợ vay trung và dài hạn thì sao ạ?
 

HoangDung

Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
14/8/19
Bài viết
10,417
Thích
4,825
E muốn hỏi về 25% vốn CSH và ko quá 50% dư nợ vay trung và dài hạn. Vậy nếu đủ cả 2 điều kiện trên mới phát sinh GDLK hay chỉ cần 1 trong 2? Cty e phát sinh vay NH hàng năm gấp nhiều lần vốn CSH nhưng ko có dư nợ vay trung và dài hạn thì sao ạ?
Từ " Và" nên phải đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện bạn nhé.
 

tdcuongvp

Kế Toán
Tham gia
24/5/21
Bài viết
2
Thích
12
Tổng cục Thuế giải đáp các thắc mắc về ban hành Công văn 271/TCT-TTKT giới thiệu các nội dung mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó có câu 12a như sau:

Câu 12a: Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?

Trả lời:

- Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.
Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay. → Bổ sung xác định ngân hàng thương mại là Bên liên kết nếu đáp ứng quy định về tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.
Bước 1: Việc xác định tỷ lệ khoản vay của ngân hàng thương mại căn cứ theo tổng số phát sinh bên có của TK vay từng ngân hàng

Bước 2: Xác định tỷ lệ khoản vay NHTM theo số dư (bình quân đầu kỳ - cuối kỳ) của NHTM trên các chỉ số vốn chủ sở hữu và tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.

Nếu NHTM nào thỏa mãn điều kiện là BLK (cả 1 và 2) thì phải kê khai Bên liên kết, tick chọn trường hợp liên kết tại Mục II và kê khai giá trị GLKD (chỉ kê lãi vay) tại Mục III (Phương pháp P1.1). Báo cáo sẽ hướng dẫn cách trình bày riêng.

Nếu NHTM nào chỉ thỏa 1 thì đánh giá thêm bản chất của khoản vay để xác định có kê khai hay không.

Trường hợp là BLK thì nhóm so sánh lãi suất cho vay của ngân hàng tại thời điểm phát sinh và lãi suất thông báo của ngân hàng để đánh giá rủi ro/ điều chỉnh, traođổi với đơn vị.

Hig! TCT đã phiên dịch ý của NĐ 132 về việc xác định Ngân hàng là Bên Liên Kết. Tức là Ổng chơi cả 2 luôn vừa lấy theo tổng phát sinh vừa lấy theo số dư bq đầu kỳ cuối kỳ. Ổng yêu cầu DN tính độc lập 2 phép tính ( gọi là 2 bước). Bước 1 tính tổng PS vay có của từng NH không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Bước 2 lấy số dư bq của các khoản vay trên 1 năm. Thỏa mãn cả 2 thì là tốt nhất. Nếu thỏa mãn 1 trong 2 thì tiếp tục "tự giải trình" tiếp.
Nói chung, tư duy theo nghị định đã hại não rồi. Tư duy theo câu trả lời này cũng hại não không kém và không biết "liệu củ khoai" có to hơn "đầu gối" không?
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
18,949
Thích
9,742
Vấn đề không đơn giản để hiểu đâu, nên anh chị em cứ bình tĩnh.
 

Uyen Ngo

Kế Toán
Tham gia
31/5/21
Bài viết
11
Thích
5
* Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP, mình hiểu là:
- Khoản 25% này sẽ được tính căn cứ vào Giấy ĐKKD (TK 411)
- Khoản 50% sẽ lấy theo tổng số dư nợ các khoản vay có thời hạn trên 1 năm tại thời điểm lập BCTC ( phần dài hạn của TK 341).

* Theo điểm c, khoản 3, Điều 16, mình hiểu là áp dụng với tất cả các doanh nghiệp liên quan.
Em đang tìm hiểu về vấn đề này, nhưng đến đoạn này em vẫn chưa hiểu ạ, nhờ các anh chị giải thích thêm giúp em được ko ạ.
Ví dụ như ở công ty em, số liệu trên BCTC năm 2020 là:
- Số dư Có của TK 411: 3 tỷ
- Số dư Có của TK 341: 1 tỷ 500 triệu
Xét về tỉ lệ 25% là em hiểu rồi, nghĩa là 25% * 3 tỷ = 750 triệu
Còn tỉ lệ 50% là sao ạ?
E cám ơn các anh chị đã quan tâm câu hỏi và giải đáp giúp em.
 

HoangDung

Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
14/8/19
Bài viết
10,417
Thích
4,825
Em đang tìm hiểu về vấn đề này, nhưng đến đoạn này em vẫn chưa hiểu ạ, nhờ các anh chị giải thích thêm giúp em được ko ạ.
Ví dụ như ở công ty em, số liệu trên BCTC năm 2020 là:
- Số dư Có của TK 411: 3 tỷ
- Số dư Có của TK 341: 1 tỷ 500 triệu
Xét về tỉ lệ 25% là em hiểu rồi, nghĩa là 25% * 3 tỷ = 750 triệu
Còn tỉ lệ 50% là sao ạ?
E cám ơn các anh chị đã quan tâm câu hỏi và giải đáp giúp em.
50% các khoản nợ trung và dài hạn ( Vay, Mượn, nhà cung cấp) ......
 

Linh bà 8

Kế Toán Tổng Hợp
Tham gia
29/8/19
Bài viết
565
Thích
276
Theo như vậy là năm ngoái doanh nghiệp e dính chắc rồi
- Dư nợ vay ngân hàng: 70 tỷ
- Vốn CSH: 115 tỷ
- Tổng các khoản nợ, vay trung, dài hạn: 83tỷ
Mà năm ngoái e nghỉ chế độ nên KTT làm báo cáo tài chính không có kê khai giao dịch liên kết, vậy giờ em có nên nộp lại BCTC không?Mọi người cho e xin lời khuyên với
 
Tham gia
7/8/19
Bài viết
11
Thích
1
Em vừa nhận được thông báo của thuế về việc gửi báo cáo "Giao dịch liên kết". Bên công ty em có phát sinh giao dịch vay ngân hàng. Em phái xử lý sao đây ạ?
 

Diệu Lê

Kế Toán Tổng Hợp
Tham gia
29/8/19
Bài viết
2,896
Thích
1,259
Em vừa nhận được thông báo của thuế về việc gửi báo cáo "Giao dịch liên kết". Bên công ty em có phát sinh giao dịch vay ngân hàng. Em phái xử lý sao đây ạ?
Nội dung sao bạn?
Theo như vậy là năm ngoái doanh nghiệp e dính chắc rồi
- Dư nợ vay ngân hàng: 70 tỷ
- Vốn CSH: 115 tỷ
- Tổng các khoản nợ, vay trung, dài hạn: 83tỷ
Mà năm ngoái e nghỉ chế độ nên KTT làm báo cáo tài chính không có kê khai giao dịch liên kết, vậy giờ em có nên nộp lại BCTC không?Mọi người cho e xin lời khuyên với
Bạn làm việc với KTT để quyết định, KTT họ chịu trách nhiệm mà?
 

The.HoaTran

Kế Toán
Tham gia
1/4/21
Bài viết
51
Thích
11
Em cũng đang thắc mắc là nếu dính vào giao dịch liên kết rồi thì mình phải làm những hồ sơ nào cho hợp lệ.
Nhờ cả nhà hướng dẫn ạ.
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
18,949
Thích
9,742
Em cũng đang thắc mắc là nếu dính vào giao dịch liên kết rồi thì mình phải làm những hồ sơ nào cho hợp lệ.
Nhờ cả nhà hướng dẫn ạ.
Dính liên kết thì làm các phụ lục 1-2-3-4 được quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP kèm theo quyết toán thuế TNDN. Xem kỹ xem Doanh nghiệp mình có miễn làm phụ lục nào không để tiến hành.
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ