- Tham gia
- 3/11/18
- Bài viết
- 20,443
- Thích
- 10,397
(Baocaotaichinh.vn) Trước hết, chúng ta phải khẳng định là: Quản lý thuế, quản lý nhà nước đối với giao dịch liên kết là điều bắt buộc đối với bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam ta cũng không có ngoại lệ. Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh mà có sự ảnh hưởng lớn làm chậm quá trình phát triển quả doanh nghiệp hay gây khó khăn cho doanh nghiệp thì sớm hay muộn nhà nước cũng sẽ nghiên cứu điều chỉnh mà thôi, vì vậy chúng ta cứ đóng góp, thảo luận mang tính xây dựng, nhằm mang lại hiệu quả cao về mặt quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp yên tâm kinh doanh sản xuất.
Quay lại câu hỏi: Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết? và tại sao nhiều doanh nghiệp lại vướng mắc với điều khoản này?
Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP có quy định các bên có quan hệ liên kết:
"d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"
"Khoản vốn vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay" được xác định như thế nào? chắc chắn không ít kế toán, doanh nghiệp và cán bộ thuế đau đầu: "lấy theo tổng số phát sinh trong năm? hay lấy tại thời điểm lập báo cáo tài chính"?.
Theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi xác định các chi phí giao dịch liên kết bị khống chế sẽ được phép loại trừ.
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ
chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh
bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện
theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các
khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái
định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
Điểm c này cần hiểu như thế nào? Chỉ áp dụng cho các tổ chức ngân hàng? hay áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp liên quan?
Trước mắt chúng ta thảo luận để làm rõ 2 điểm trên để áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cái đã, đương nhiên vấn đề lãi vay này sẽ còn ở khía cạnh khác để chúng ta thảo luận khi chúng ta căn cứ vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định về luật thuế TNDN hiện hành nữa ( Sẽ bàn ở chủ đề khác)
Tham khảo bài viết lâu rồi tại đây: Mượn tiền, vay tiền... có phải là giao dịch liên kết
Quay lại câu hỏi: Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết? và tại sao nhiều doanh nghiệp lại vướng mắc với điều khoản này?
Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP có quy định các bên có quan hệ liên kết:
"d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"
"Khoản vốn vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay" được xác định như thế nào? chắc chắn không ít kế toán, doanh nghiệp và cán bộ thuế đau đầu: "lấy theo tổng số phát sinh trong năm? hay lấy tại thời điểm lập báo cáo tài chính"?.
Theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi xác định các chi phí giao dịch liên kết bị khống chế sẽ được phép loại trừ.
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ
chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh
bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện
theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các
khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái
định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
Điểm c này cần hiểu như thế nào? Chỉ áp dụng cho các tổ chức ngân hàng? hay áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp liên quan?
Trước mắt chúng ta thảo luận để làm rõ 2 điểm trên để áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cái đã, đương nhiên vấn đề lãi vay này sẽ còn ở khía cạnh khác để chúng ta thảo luận khi chúng ta căn cứ vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định về luật thuế TNDN hiện hành nữa ( Sẽ bàn ở chủ đề khác)
Tham khảo bài viết lâu rồi tại đây: Mượn tiền, vay tiền... có phải là giao dịch liên kết