Chia sẻ Kê khai thuế các hóa đơn đầu vào bỏ sót vì sao phải khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn bỏ sót?

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
Hiện nay luật đã quy định rõ là Doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý các vấn đề bao giờ cũng phải gắn liền với năm tài chính, năm ngân sách của nhà nước, làm sao đơn giản hóa nhất có thể việc kê khai thuế để đáp ứng quy định của toàn cầu hóa....trong mắt bạn bè quốc tế... nên khi hóa đơn đầu vào bị bỏ sót từ trước tới giờ chúng ta luôn hướng dẫn là kê khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn sót.

Nhưng gần đây, lại có những hướng dẫn khác đi tức là khai vào kỳ gốc, như vậy thì trường hợp sau nếu Doanh nghiệp khai bổ sung thì cơ quan thuế sẽ xử lý thế nào?

Ví dụ kỳ thuế quý 4/2022 Doanh nghiệp A phát sinh thuế phải nộp là 2 tỷ đồng. Tới thời điểm ngày 11/10/2023 phát hiện 1 hóa đơn đầu vào trị giá 30 tỷ đồng tiền thuế 3 tỷ kê khai sót.

Doanh nghiệp được phép kê khai bổ sung lại kỳ thuế quý 04/2022 để không phải nộp tiền thuế? Được thế này thì Doanh nghiệp rất lợi nhưng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước thì có phải xem xét lại không?

Ngoài ra, khi khai KHBS chỉ làm tăng hay giảm tiền thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp cả thì ta kê vào kỳ phát hiện sai sót đi cho dễ, tại sao phải KHBS lại kỳ gốc cho nó rối sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp và làm cho cán bộ thuế khi đi kiểm tra cũng mệt thêm nhỉ?

Khi hướng dẫn thì chúng ta phải nhìn tổng thể các vấn đề liên quan xem có ảnh hưởng gì không? chứ chúng ta không thể hướng dẫn để phục vụ 1 mục đích là A...còn ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp hay không đồng bộ với các bộ luật khác hay không thì không quan tâm là chưa ổn cho lắm.

Theo đề xuất của mình, nếu để công bằng hơn cho doanh nghiệp thì phương án khai hóa đơn đầu vào bỏ sót mình phải làm như sau:

1. Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp tại kỳ gốc, giờ khai KHBS hóa đơn đầu vào bỏ sót vào kỳ gốc có lợi cho doanh nghiệp thì chúng ta hướng dẫn cho phép khai KHBS lại kỳ gốc

2. Nếu doanh nghiệp còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, thì khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn đầu vào sai sót.

Chúc kế toán doanh nghiệp và toàn dân Việt nam ta tiến lên thời đại công nghiệp 4.0 5.0 một cách toàn diện và mạnh mẽ nhất.

Trân trọng!
 

Katie Tran

Kế Toán
Tham gia
11/10/23
Bài viết
2
Thích
7
Chào cả nhà, mình mới tham gia cộng đồng kế toán. Thực tế là dạo này có nhiều hướng dẫn của CQT rất rối, càng HD càng rối.
V/v kê khai hóa đơn bỏ sót, nhiều CQT bây giờ yêu cầu kê khai bổ sung điều chỉnh vào kỳ bỏ sót đối với hóa đơn đầu vào (khác với hướng dẫn trước đây là DN được kê khai vào kỳ phát hiện). Theo mình thấy việc bắt buộc DN như vậy là gây bất lợi DN, ngoài ý của Admin mình xin bổ sung thêm bất cập:
VD: Tại kỳ phát sinh hóa đơn, nhiều lúc không phải DN bỏ sót hóa đơn nhưng do nhiều nguyên nhân mà DN chưa thể kê khai được, do nguyên tắc để 1 hóa đơn được khấu trừ thuế GTGT đó là hóa đơn chứng từ hợp lệ, phục vụ HĐ SXKD của DN.... Trong 1 doanh nghiệp để hóa đơn đưa về kế toán hạch toán, kê khai thuế không chỉ cần 1 hóa đơn đó mà cần nguyên bộ hồ sơ để chứng minh được việc hóa đơn hợp lý, hợp lệ, nên các phòng ban liên quan phải hoàn thiện hồ sơ, có khi phải qua tháng sau hồ sơ mới đầy đủ. Khi đó kế toán mới dám hạch toán hóa đơn, ghi nhận công nợ và kê khai thuế. Nếu như quy định của thuế thì cứ auto có hóa đơn là kế toán phải kê khai, nếu không sẽ phát sinh việc kê khai điều chỉnh bổ sung (mà sẽ diễn ra liên tục). Trong khi kê khai hóa đơn nhưng chưa có bộ hồ sơ đầy đủ cũng lại có rủi ro là hóa đơn đó không hợp lý (không đủ đk phục vụ hđskxd) nên không được khấu trừ, rồi sau đó kế toán lại phải kê khai bổ sung.... 1 vòng lặp rất rắc rối khó khăn cho kế toán trong khi kế toán chỉ là làm đúng quy định :(
 
Sửa lần cuối:

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
Riêng mình thấy mỗi chi cục có cách hướng dẫn về kê khai thuế
1. Trả hàng bên nào xuất hóa đơn
2. Bỏ sót hóa đơn đầu vào kê khai vào kỳ gốc hay thời điểm phát hiện sai sót
DN cũng rối nhặng cả lên
Đúng rồi em, cái này mà ko có thống nhất là lộn xộn hoài :)
 

Thuy1991

Kế Toán
Tham gia
23/4/22
Bài viết
56
Thích
19
Em thử làm lại tờ khai bổ sung về kỳ gốc mà đúng là quá nhức đầu. tháng thừa, tháng thiếu nó liên quan đến nhau. Chắc là thôi không làm nữa, cứ để yên vậy thôi ạ. vì cũng không ảnh hưởng đến thuế phải nộp.
 

Katie Tran

Kế Toán
Tham gia
11/10/23
Bài viết
2
Thích
7
Riêng vụ hóa đơn trả hàng, mình thấy HD của CQT gần đây là bên mua xuất HĐ điều chỉnh/ thay thế và cả 2 kê khai bổ sung vào kỳ gốc do là rất không logic. Ngoài việc bên mua phải xuất hóa đơn, thì việc cả 2 phải kê khai bổ sung điều chỉnh cho tờ khai cũ là không đúng bản chất việc kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT. Do đây là 1 nghiệp vụ kinh tế bình thường trong quá trình HĐSXKD chứ không phải do DN kê khai sai, vì tại thời điểm kê khai ban đầu thì k có nghiệp vụ trả hàng, thì rõ ràng tờ khai ban đầu của DN là khai đúng chứ đâu có sai. Khi nghiệp vụ trả hàng xảy ra, nghiệp vụ phát sinh tại thời kỳ này, đúng ra là bên mua xuất hóa đơn trả hàng và 2 bên kê khai vào kỳ hiện tại
việc DN phải kê khai bổ sung cho hóa đơn trả hàng dẫn tới DN mua lại có khả năng phải nộp thuế bổ sung, tiền phạt chậm nộp (do điều chỉnh giảm vat đầu vào). Ảnh hưởng quyền lợi DN mua hàng trong hoạt động sxkd họ không có làm sai mà lại phải chịu tiền phạt.
Mình chưa kể đến việc CQT còn xét tính rủi ro tuân thủ của DN ở khía cạnh số lượng tờ khai sai DN phải khai bổ sung, số thuế chậm nộp Dn nộp nữa...
 
Sửa lần cuối:

HoangDung

Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
14/8/19
Bài viết
11,638
Thích
5,308
Riêng vụ hóa đơn trả hàng, mình thấy HD của CQT gần đây là bên mua xuất HĐ điều chỉnh/ thay thế và cả 2 kê khai bổ sung vào kỳ gốc do là rất không logic. Ngoài việc bên mua phải xuất hóa đơn, thì việc cả 2 phải kê khai bổ sung điều chỉnh cho tờ khai cũ là không đúng bản chất việc kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT. Do đây là 1 nghiệp vụ kinh tế bình thường trong quá trình HĐSXKD chứ không phải do DN kê khai sai, vì tại thời điểm kê khai ban đầu thì k có nghiệp vụ trả hàng, thì rõ ràng tờ khai ban đầu của DN là khai đúng chứ đâu có sai. Khi nghiệp vụ trả hàng xảy ra, nghiệp vụ phát sinh tại thời kỳ này, đúng ra là bên bán xuất hóa đơn và 2 bên kê khai vào kỳ hiện tại
việc DN phải kê khai bổ sung cho hóa đơn trả hàng dẫn tới DN mua lại có khả năng phải nộp thuế bổ sung, tiền phạt chậm nộp (do điều chỉnh giảm vat đầu vào). Ảnh hưởng quyền lợi DN mua hàng trong hoạt động sxkd họ không có làm sai mà lại phải chịu tiền phạt.
Mình chưa kể đến việc CQT còn xét tính rủi ro tuân thủ của DN ở khía cạnh số lượng tờ khai sai DN phải khai bổ sung, số thuế chậm nộp Dn nộp nữa...
vụ này cũng làm rối DN
 

Châu Châu

Kế Toán
Tham gia
12/10/23
Bài viết
82
Thích
15
Hiện nay luật đã quy định rõ là Doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý các vấn đề bao giờ cũng phải gắn liền với năm tài chính, năm ngân sách của nhà nước, làm sao đơn giản hóa nhất có thể việc kê khai thuế để đáp ứng quy định của toàn cầu hóa....trong mắt bạn bè quốc tế... nên khi hóa đơn đầu vào bị bỏ sót từ trước tới giờ chúng ta luôn hướng dẫn là kê khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn sót.

Nhưng gần đây, lại có những hướng dẫn khác đi tức là khai vào kỳ gốc, như vậy thì trường hợp sau nếu Doanh nghiệp khai bổ sung thì cơ quan thuế sẽ xử lý thế nào?

Ví dụ kỳ thuế quý 4/2022 Doanh nghiệp A phát sinh thuế phải nộp là 2 tỷ đồng. Tới thời điểm ngày 11/10/2023 phát hiện 1 hóa đơn đầu vào trị giá 30 tỷ đồng tiền thuế 3 tỷ kê khai sót.

Doanh nghiệp được phép kê khai bổ sung lại kỳ thuế quý 04/2022 để không phải nộp tiền thuế? Được thế này thì Doanh nghiệp rất lợi nhưng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước thì có phải xem xét lại không?

Ngoài ra, khi khai KHBS chỉ làm tăng hay giảm tiền thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp cả thì ta kê vào kỳ phát hiện sai sót đi cho dễ, tại sao phải KHBS lại kỳ gốc cho nó rối sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp và làm cho cán bộ thuế khi đi kiểm tra cũng mệt thêm nhỉ?

Khi hướng dẫn thì chúng ta phải nhìn tổng thể các vấn đề liên quan xem có ảnh hưởng gì không? chứ chúng ta không thể hướng dẫn để phục vụ 1 mục đích là A...còn ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp hay không đồng bộ với các bộ luật khác hay không thì không quan tâm là chưa ổn cho lắm.

Theo đề xuất của mình, nếu để công bằng hơn cho doanh nghiệp thì phương án khai hóa đơn đầu vào bỏ sót mình phải làm như sau:

1. Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp tại kỳ gốc, giờ khai KHBS hóa đơn đầu vào bỏ sót vào kỳ gốc có lợi cho doanh nghiệp thì chúng ta hướng dẫn cho phép khai KHBS lại kỳ gốc

2. Nếu doanh nghiệp còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, thì khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn đầu vào sai sót.

Chúc kế toán doanh nghiệp và toàn dân Việt nam ta tiến lên thời đại công nghiệp 4.0 5.0 một cách toàn diện và mạnh mẽ nhất.

Trân trọng!

E cũng đang rối vụ hạch toán mấy hoá đơn thay thế/ điều chỉnh này trên sổ sách nếu hd điều chỉnh /thay thế khác năm
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
E cũng đang rối vụ hạch toán mấy hoá đơn thay thế/ điều chỉnh này trên sổ sách nếu hd điều chỉnh /thay thế khác năm
Mấy cái này thực tế nó đơn giản thôi, nhưng nhiều cơ quan tự làm nó phức tạp lên
 

NguyenThukt

Kế Toán
Tham gia
13/10/23
Bài viết
5
Thích
2
Anh ơi cho em hỏi giờ thuế nói bên em rà soát đầu vào từ tháng 04/2022 thì làm thế nào ạ, sang tuần họ sẽ làm công văn, nếu bây giờ mà điều chỉnh thì rối hết cả lên.
Chờ công văn họ gửi sang xem thế nào, rồi em mới làm điều chỉnh thì có bị phạt không ạ?
Bên em, các phòng ban liên quan phải hoàn thiện hồ sơ, có khi phải qua mấy tháng sau hồ sơ mới đầy đủ, nhất là với công trình xây dựng. Khi đó kế toán mới dám hạch toán hóa đơn và kê khai thuế.
Hiện tại bên em đang kê khai hóa đơn đầu vào không đúng kỳ, công ty còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước ạ.
 

NguyenThukt

Kế Toán
Tham gia
13/10/23
Bài viết
5
Thích
2
Em thử làm lại tờ khai bổ sung về kỳ gốc mà đúng là quá nhức đầu. tháng thừa, tháng thiếu nó liên quan đến nhau. Chắc là thôi không làm nữa, cứ để yên vậy thôi ạ. vì cũng không ảnh hưởng đến thuế phải nộp.
Bên bạn cứ để yên vậy thì thuế có yêu cầu giải trình chênh lệch ko ạ???
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
Anh ơi cho em hỏi giờ thuế nói bên em rà soát đầu vào từ tháng 04/2022 thì làm thế nào ạ, sang tuần họ sẽ làm công văn, nếu bây giờ mà điều chỉnh thì rối hết cả lên.
Chờ công văn họ gửi sang xem thế nào, rồi em mới làm điều chỉnh thì có bị phạt không ạ?
Bên em, các phòng ban liên quan phải hoàn thiện hồ sơ, có khi phải qua mấy tháng sau hồ sơ mới đầy đủ, nhất là với công trình xây dựng. Khi đó kế toán mới dám hạch toán hóa đơn và kê khai thuế.
Hiện tại bên em đang kê khai hóa đơn đầu vào không đúng kỳ, công ty còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước ạ.
Vì sao phải rà?
 

Annhien20

Kế Toán
Tham gia
7/9/23
Bài viết
62
Thích
20
Hiện nay luật đã quy định rõ là Doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý các vấn đề bao giờ cũng phải gắn liền với năm tài chính, năm ngân sách của nhà nước, làm sao đơn giản hóa nhất có thể việc kê khai thuế để đáp ứng quy định của toàn cầu hóa....trong mắt bạn bè quốc tế... nên khi hóa đơn đầu vào bị bỏ sót từ trước tới giờ chúng ta luôn hướng dẫn là kê khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn sót.

Nhưng gần đây, lại có những hướng dẫn khác đi tức là khai vào kỳ gốc, như vậy thì trường hợp sau nếu Doanh nghiệp khai bổ sung thì cơ quan thuế sẽ xử lý thế nào?

Ví dụ kỳ thuế quý 4/2022 Doanh nghiệp A phát sinh thuế phải nộp là 2 tỷ đồng. Tới thời điểm ngày 11/10/2023 phát hiện 1 hóa đơn đầu vào trị giá 30 tỷ đồng tiền thuế 3 tỷ kê khai sót.

Doanh nghiệp được phép kê khai bổ sung lại kỳ thuế quý 04/2022 để không phải nộp tiền thuế? Được thế này thì Doanh nghiệp rất lợi nhưng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước thì có phải xem xét lại không?

Ngoài ra, khi khai KHBS chỉ làm tăng hay giảm tiền thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp cả thì ta kê vào kỳ phát hiện sai sót đi cho dễ, tại sao phải KHBS lại kỳ gốc cho nó rối sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp và làm cho cán bộ thuế khi đi kiểm tra cũng mệt thêm nhỉ?

Khi hướng dẫn thì chúng ta phải nhìn tổng thể các vấn đề liên quan xem có ảnh hưởng gì không? chứ chúng ta không thể hướng dẫn để phục vụ 1 mục đích là A...còn ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp hay không đồng bộ với các bộ luật khác hay không thì không quan tâm là chưa ổn cho lắm.

Theo đề xuất của mình, nếu để công bằng hơn cho doanh nghiệp thì phương án khai hóa đơn đầu vào bỏ sót mình phải làm như sau:

1. Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp tại kỳ gốc, giờ khai KHBS hóa đơn đầu vào bỏ sót vào kỳ gốc có lợi cho doanh nghiệp thì chúng ta hướng dẫn cho phép khai KHBS lại kỳ gốc

2. Nếu doanh nghiệp còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, thì khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn đầu vào sai sót.

Chúc kế toán doanh nghiệp và toàn dân Việt nam ta tiến lên thời đại công nghiệp 4.0 5.0 một cách toàn diện và mạnh mẽ nhất.

Trân trọng!
Mỗi cơ quan hướng dẫn khác nhau, nên rất rối cho DN và kế toán, như đợt r e có kê khai lại hóa đơn đầu vào và làm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp cho DN, là e nhận được 1 cái văn bản giải trình và đem hs liên quan lên để giải trình vì sao làm giảm số thuế GTGT phải nộp.
 

NguyenThukt

Kế Toán
Tham gia
13/10/23
Bài viết
5
Thích
2
họ rà soát vì chênh lệch đầu vào trên hệ thống ạ, tại vì bên em kê khai hóa đơn đầu vào không đúng kì. ví dụ như hóa đơn tháng 1,2,3/2022 mà bên em lại kê khai vào kỳ tháng 04/2022 hoặc có những hóa đơn ko có hồ sơ chứng từ đầy đủ nên bên em ko kê khai, giờ họ bắt giải trình chênh lệch từ 04/2022 đến nay ạ. Thuế làm thế nào rối cho doanh nghiệp quá ạ
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
họ rà soát vì chênh lệch đầu vào trên hệ thống ạ, tại vì bên em kê khai hóa đơn đầu vào không đúng kì. ví dụ như hóa đơn tháng 1,2,3/2022 mà bên em lại kê khai vào kỳ tháng 04/2022 hoặc có những hóa đơn ko có hồ sơ chứng từ đầy đủ nên bên em ko kê khai, giờ họ bắt giải trình chênh lệch từ 04/2022 đến nay ạ. Thuế làm thế nào rối cho doanh nghiệp quá ạ
Họ đang làm sai đó em, kế toán và thuế có 2 luật khác nhau, giờ căn cứ thuế để bắt kế toán cho đúng là ko ổn.
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
Mỗi cơ quan hướng dẫn khác nhau, nên rất rối cho DN và kế toán, như đợt r e có kê khai lại hóa đơn đầu vào và làm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp cho DN, là e nhận được 1 cái văn bản giải trình và đem hs liên quan lên để giải trình vì sao làm giảm số thuế GTGT phải nộp.
anh thì chỉ cần làm công văn thôi, hơi sức đâu chạy lên chạy về em
 

NguyenThukt

Kế Toán
Tham gia
13/10/23
Bài viết
5
Thích
2
Họ đang làm sai đó em, kế toán và thuế có 2 luật khác nhau, giờ căn cứ thuế để bắt kế toán cho đúng là ko ổn.
Tên người hỏi: Công ty TNHH Tùng Lộc, Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty TNHH Tùng Lộc, Email: xinhnguyen2000ls@gmail.com, Mst: 2300477541-9-G-34
Tôi có câu hỏi mà chưa có câu trả lời rõ ràng từ cơ quan thuế như sau: 1. DN tôi có một số hóa đơn do ktoan không để ý kê khai đã không kê khai hóa đơn đầu vào của tháng 5/2023 vào kỳ kê khai quý 2/2023. Bây giờ công ty chúng tôi kê khai vào kỳ nào, bổ sung quý 2/2023 hay kê vào kỳ hiện tại. 2. Hóa đơn thay thế và hóa đơn điều chỉnh lập tại tháng 8 cho hóa đơn sai xót tháng 5 vậy công ty chúng tôi kê khai hóa đơn thay thế điều chỉnh vào tháng 5 hay tháng 8. Mong nhận được câu trả lời rõ ràng, Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trả lời:
Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT.
Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn về khai bổ sung HSKT.
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty phát hiện hoá đơn đầu vào các tháng trước chưa kê khai, nếu việc kê khai vào kỳ hiện tại không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn, chỉ ảnh hưởng đến số thuế được khấu trừ thì NNT được lựa chọn kê khai vào kỳ gốc hoặc kỳ hiện tại, nhưng phải trước khi Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị, theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ.
Đối với hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh cho các hóa đơn đã lập có sai sót thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn sai sót đã kê khai.

- Em có căn cứ vào trả lời này của cục thuế Bắc Giang để giải trình hóa đơn đầu vào đang kê khai khác kì được không anh, vì hiện bên em thuế được khấu trừ vẫn còn ạ.
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
20,444
Thích
10,399
Tên người hỏi: Công ty TNHH Tùng Lộc, Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty TNHH Tùng Lộc, Email: xinhnguyen2000ls@gmail.com, Mst: 2300477541-9-G-34
Tôi có câu hỏi mà chưa có câu trả lời rõ ràng từ cơ quan thuế như sau: 1. DN tôi có một số hóa đơn do ktoan không để ý kê khai đã không kê khai hóa đơn đầu vào của tháng 5/2023 vào kỳ kê khai quý 2/2023. Bây giờ công ty chúng tôi kê khai vào kỳ nào, bổ sung quý 2/2023 hay kê vào kỳ hiện tại. 2. Hóa đơn thay thế và hóa đơn điều chỉnh lập tại tháng 8 cho hóa đơn sai xót tháng 5 vậy công ty chúng tôi kê khai hóa đơn thay thế điều chỉnh vào tháng 5 hay tháng 8. Mong nhận được câu trả lời rõ ràng, Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trả lời:
Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT.
Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn về khai bổ sung HSKT.
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty phát hiện hoá đơn đầu vào các tháng trước chưa kê khai, nếu việc kê khai vào kỳ hiện tại không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn, chỉ ảnh hưởng đến số thuế được khấu trừ thì NNT được lựa chọn kê khai vào kỳ gốc hoặc kỳ hiện tại, nhưng phải trước khi Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị, theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ.
Đối với hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh cho các hóa đơn đã lập có sai sót thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn sai sót đã kê khai.

- Em có căn cứ vào trả lời này của cục thuế Bắc Giang để giải trình hóa đơn đầu vào đang kê khai khác kì được không anh, vì hiện bên em thuế được khấu trừ vẫn còn ạ.
Ok em
 

hoamoclan.81

Kế Toán
Tham gia
14/6/23
Bài viết
28
Thích
10
Tên người hỏi: Công ty TNHH Tùng Lộc, Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty TNHH Tùng Lộc, Email: xinhnguyen2000ls@gmail.com, Mst: 2300477541-9-G-34
Tôi có câu hỏi mà chưa có câu trả lời rõ ràng từ cơ quan thuế như sau: 1. DN tôi có một số hóa đơn do ktoan không để ý kê khai đã không kê khai hóa đơn đầu vào của tháng 5/2023 vào kỳ kê khai quý 2/2023. Bây giờ công ty chúng tôi kê khai vào kỳ nào, bổ sung quý 2/2023 hay kê vào kỳ hiện tại. 2. Hóa đơn thay thế và hóa đơn điều chỉnh lập tại tháng 8 cho hóa đơn sai xót tháng 5 vậy công ty chúng tôi kê khai hóa đơn thay thế điều chỉnh vào tháng 5 hay tháng 8. Mong nhận được câu trả lời rõ ràng, Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trả lời:
Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT.
Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn về khai bổ sung HSKT.
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty phát hiện hoá đơn đầu vào các tháng trước chưa kê khai, nếu việc kê khai vào kỳ hiện tại không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn, chỉ ảnh hưởng đến số thuế được khấu trừ thì NNT được lựa chọn kê khai vào kỳ gốc hoặc kỳ hiện tại, nhưng phải trước khi Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị, theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ.
Đối với hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh cho các hóa đơn đã lập có sai sót thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn sai sót đã kê khai.

- Em có căn cứ vào trả lời này của cục thuế Bắc Giang để giải trình hóa đơn đầu vào đang kê khai khác kì được không anh, vì hiện bên em thuế được khấu trừ vẫn còn ạ.
Mình thấy công văn này giống như kiểu cái nào có lợi cho thuế thì làm ấy ạ
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ