- Tham gia
- 3/11/18
- Bài viết
- 20,444
- Thích
- 10,399
Hiện nay luật đã quy định rõ là Doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý các vấn đề bao giờ cũng phải gắn liền với năm tài chính, năm ngân sách của nhà nước, làm sao đơn giản hóa nhất có thể việc kê khai thuế để đáp ứng quy định của toàn cầu hóa....trong mắt bạn bè quốc tế... nên khi hóa đơn đầu vào bị bỏ sót từ trước tới giờ chúng ta luôn hướng dẫn là kê khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn sót.
Nhưng gần đây, lại có những hướng dẫn khác đi tức là khai vào kỳ gốc, như vậy thì trường hợp sau nếu Doanh nghiệp khai bổ sung thì cơ quan thuế sẽ xử lý thế nào?
Ví dụ kỳ thuế quý 4/2022 Doanh nghiệp A phát sinh thuế phải nộp là 2 tỷ đồng. Tới thời điểm ngày 11/10/2023 phát hiện 1 hóa đơn đầu vào trị giá 30 tỷ đồng tiền thuế 3 tỷ kê khai sót.
Doanh nghiệp được phép kê khai bổ sung lại kỳ thuế quý 04/2022 để không phải nộp tiền thuế? Được thế này thì Doanh nghiệp rất lợi nhưng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước thì có phải xem xét lại không?
Ngoài ra, khi khai KHBS chỉ làm tăng hay giảm tiền thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp cả thì ta kê vào kỳ phát hiện sai sót đi cho dễ, tại sao phải KHBS lại kỳ gốc cho nó rối sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp và làm cho cán bộ thuế khi đi kiểm tra cũng mệt thêm nhỉ?
Khi hướng dẫn thì chúng ta phải nhìn tổng thể các vấn đề liên quan xem có ảnh hưởng gì không? chứ chúng ta không thể hướng dẫn để phục vụ 1 mục đích là A...còn ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp hay không đồng bộ với các bộ luật khác hay không thì không quan tâm là chưa ổn cho lắm.
Theo đề xuất của mình, nếu để công bằng hơn cho doanh nghiệp thì phương án khai hóa đơn đầu vào bỏ sót mình phải làm như sau:
1. Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp tại kỳ gốc, giờ khai KHBS hóa đơn đầu vào bỏ sót vào kỳ gốc có lợi cho doanh nghiệp thì chúng ta hướng dẫn cho phép khai KHBS lại kỳ gốc
2. Nếu doanh nghiệp còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, thì khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn đầu vào sai sót.
Chúc kế toán doanh nghiệp và toàn dân Việt nam ta tiến lên thời đại công nghiệp 4.0 5.0 một cách toàn diện và mạnh mẽ nhất.
Trân trọng!
Nhưng gần đây, lại có những hướng dẫn khác đi tức là khai vào kỳ gốc, như vậy thì trường hợp sau nếu Doanh nghiệp khai bổ sung thì cơ quan thuế sẽ xử lý thế nào?
Ví dụ kỳ thuế quý 4/2022 Doanh nghiệp A phát sinh thuế phải nộp là 2 tỷ đồng. Tới thời điểm ngày 11/10/2023 phát hiện 1 hóa đơn đầu vào trị giá 30 tỷ đồng tiền thuế 3 tỷ kê khai sót.
Doanh nghiệp được phép kê khai bổ sung lại kỳ thuế quý 04/2022 để không phải nộp tiền thuế? Được thế này thì Doanh nghiệp rất lợi nhưng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước thì có phải xem xét lại không?
Ngoài ra, khi khai KHBS chỉ làm tăng hay giảm tiền thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp cả thì ta kê vào kỳ phát hiện sai sót đi cho dễ, tại sao phải KHBS lại kỳ gốc cho nó rối sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp và làm cho cán bộ thuế khi đi kiểm tra cũng mệt thêm nhỉ?
Khi hướng dẫn thì chúng ta phải nhìn tổng thể các vấn đề liên quan xem có ảnh hưởng gì không? chứ chúng ta không thể hướng dẫn để phục vụ 1 mục đích là A...còn ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp hay không đồng bộ với các bộ luật khác hay không thì không quan tâm là chưa ổn cho lắm.
Theo đề xuất của mình, nếu để công bằng hơn cho doanh nghiệp thì phương án khai hóa đơn đầu vào bỏ sót mình phải làm như sau:
1. Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp tại kỳ gốc, giờ khai KHBS hóa đơn đầu vào bỏ sót vào kỳ gốc có lợi cho doanh nghiệp thì chúng ta hướng dẫn cho phép khai KHBS lại kỳ gốc
2. Nếu doanh nghiệp còn thuế được khấu trừ, không ảnh hưởng gì tới tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, thì khai vào kỳ phát hiện ra hóa đơn đầu vào sai sót.
Chúc kế toán doanh nghiệp và toàn dân Việt nam ta tiến lên thời đại công nghiệp 4.0 5.0 một cách toàn diện và mạnh mẽ nhất.
Trân trọng!