Cần hỏi Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?

Táo Xoài

Kế Toán
Tham gia
22/3/21
Bài viết
1
Thích
1
công ty e vay ngân hàng ngắn hạn 5 tháng.giờ còn 1 khoản vay 198tr.trong khi vốn chủ sở hữu là 1ty9 thì có bị coi là có giao dịch liên kết không cà nhà ơi
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,284
Thích
9,844
công ty e vay ngân hàng ngắn hạn 5 tháng.giờ còn 1 khoản vay 198tr.trong khi vốn chủ sở hữu là 1ty9 thì có bị coi là có giao dịch liên kết không cà nhà ơi
không có giao dịch liên kết em nhé
Dạ web mình có bài hướng dẫn kê khai pl gdlk ko cho e xin đường link được ko ạ. E cảm ơn nhiều
mai anh cho làm em nhé,đón theo dõi :)
 

HA TUYEN

Kế Toán
Tham gia
24/3/21
Bài viết
3
Thích
1
Dạ, anh Thức cho em hỏi, em đọc hiểu thế này: giao dịch mua, bán, mượn, cho mượn nhưng 2 cty dùng chung vốn, lao động... tức là lao động làm việc cho cả 2 cty thì là giao dịch liên kết, còn nếu ko sài chung gì thì ko phải gdlk phải ko ạ?
 

Anhlp

Kế Toán
Tham gia
10/3/21
Bài viết
33
Thích
5
Anh cho e hỏi phần hạch toán: trg hợp mượn tiền GĐ này thì sẽ dùng TK nào ạ: 3388 hay 341 ạ ?
 

Thức Nguyễn Văn

Dịch vụ kế toán và hoàn thuế GTGT
Thành viên BQT
Top Poster Of Month
Tham gia
3/11/18
Bài viết
19,284
Thích
9,844
Anh cho e hỏi phần hạch toán: trg hợp mượn tiền GĐ này thì sẽ dùng TK nào ạ: 3388 hay 341 ạ ?
Mượn tiền thì dùng TK 3388 em
Dạ, anh Thức cho em hỏi, em đọc hiểu thế này: giao dịch mua, bán, mượn, cho mượn nhưng 2 cty dùng chung vốn, lao động... tức là lao động làm việc cho cả 2 cty thì là giao dịch liên kết, còn nếu ko sài chung gì thì ko phải gdlk phải ko ạ?
Lao động làm việc cho 2 cty có liên quan gì đâu em? nó chỉ coi dàn lãnh đạo công ty ấy.
 

Anhlp

Kế Toán
Tham gia
10/3/21
Bài viết
33
Thích
5
Như vậy tức là toàn bộ chi phí lãi vay THUẦN ( = CHI PHÍ LÃI VAY- LÃI CHO VAY) sẽ được trừ, chỉ là PHẦN LỚN HƠN 30% EBITDA , SẼ ĐƯỢC chuyển sang kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp sau thôi phải không anh Thức
Mình chưa hiểu lắm vì chỗ công thức tính EBIDA này, bạn trao đổi thêm giúp mình với:
Theo mình hiểu TH thứ 2 của a THức đưa ra, toàn bộ cp lãi vay sẽ được trừ, nhưng phần lớn hơn 30% ebitda sẽ chuyển sang kỳ tính thuế TNDN sau
VD: EBITDA = LN trước thuế + Lãi vay + Khấu hao
Giả sử: CP Lãi vay là 80tr,
LN Trước thuế 50tr
Khấu hao giả sử = 0
EBITDA = 50 + 80 + 0 = 130tr
30% EBITDA là 39tr
Vậy trong kỳ tính thuế này chỉ đc tính vào CP 39tr chi phí lãi vay, còn số còn lại (80-39) phải chuyển dần vào các kỳ sau. Và việc này ảnh hưởng khi kê tờ khai QT TNDN và các mẫu phụ lục GDLK
Mình hiểu như vậy có đúng ko ?
Xin cám ơn cả nhà
 

Quỵt

Kế Toán
Tham gia
24/3/21
Bài viết
1
Thích
0
Dạ anh cho e hỏi ạ, Cty là Cty cổ phần , vốn điều lệ 30 tỷ, Cty e mượn tài sản giám đốc đi vay thì có phải là giao dịch liên kết không ạ ( bên e đi vay thời hạn 6 tháng ạ) e cảm ơn anh.
 

Nhaxinh

Kế Toán
Tham gia
25/3/21
Bài viết
1
Thích
3
Theo khoản 1 các bên đc gọi là liên kết khi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, kiểm soát ... vào bên kia. Vay NH thì NH đâu có tham gia điều hành DN nên theo e đây k phải là gdlk
 

Behai

Kế Toán
Tham gia
13/3/21
Bài viết
15
Thích
10
HTX có vay ngân hàng 370tr (thời hạn vay từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2019) mua xe tải để phục vụ sxkd, Vốn điều lệ là 400tr.
Trong năm 2018, 2019 HTX có mượn tiền mặt của nhân viên (cũng là vợ Giám đốc), đã hạch toán TK341
Cho em hỏi 2 trường hợp trên có dính tới giao dịch liên kết không, phần lãi vay có được trừ khi tính thuế TNDN không
Tiền mượn em có cần chuyển sang 3388 không
Em cảm ơn ạ!
 
Tham gia
16/12/19
Bài viết
48
Thích
12
Sau khi đọc bài phân tích của Bác Thức em xác định được là công ty em năm 2020 chỉ có giao dịch liên kết với Ngân hàng cho vay. Khi làm PL GDLK NĐ132 01 e chỉ điền Mục I: "Thông tin về các bên liên kết" thôi đúng không ạ?
 

Mỹ Hoa

Kế Toán
Tham gia
16/2/21
Bài viết
85
Thích
17
(Baocaotaichinh.vn) Đầu tiên chúng ta phải khẳng định một điều, quản lý giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là vấn đề đúng đắn và hiển nhiên nhằm tránh thất thu thuế, trốn thuế của các doanh nghiệp. Nhà nước đã ban hành 03 nghị định để quản lý việc này ( Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các nghị định trên thì luôn có sự hoang mang rất lớn của Doanh nghiệp và của kế toán mỗi khi mùa báo cáo tài chính hàng năm lại đến. Cũng như mọi năm, năm 2020 áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào quản lý giao dịch liên kết, có nhiều anh chị em kế toán chưa hiểu hết các nội dung nghị định và đặc biệt là thông tin trả lời của vài chuyên viên thuế, trả lời không hết ý làm anh chị em hoang mang style nên mình viết bài này phân tích và trả lời 03 nội dung sau có phải là giao dịch liên kết? có bị khống chế 30% lãi vay và có phải làm các phụ lục giao dịch liên kết theo Nghị dịnh số 132/2020/NĐ-CP hay không nhé cả nhà.

1. Vấn đề thứ nhất: Mượn tiền của Giám Đốc, Cán bộ công nhân viên, Người thân gia đình, bạn bè có phải là giao dịch liên kết hay không?

Căn cứ vào Điều 1 này thôi thì hoạt động mượn tiền không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020/ND-CP, vậy câu trả lời đã rõ.

==> Kết luận: Không thuộc thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

2. Vấn đề vay tiền của ngân hàng có phải giao dịch liên kết không? Có bị khống chế 30% lãi vay? Có làm phụ lục liên kết?

==> Kết luân: Doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng ( Ngân hàng cũng là doanh nghiệp) với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp là thuộc đối tượng liên kết và giao dịch liên kết. Tuy nhiên toàn bộ lãi vay sẽ được trừ, không bị khống chế 30%. Doanh nghiệp chỉ làm phụ lục 1 ghi nhận có liên kết mà thôi.

3. Vấn đề Giám Đốc, Cổ đông, Người thân mang tài sản cá nhân ra để đảm bảo giúp doanh nghiệp vay vốn có phải là giao dịch liên kết không?

Xem mỏi con mắt không thấy điều khoản nào quy định Giám Đốc, cổ đông, người thân,... mang tài sản cá nhân của mình ra để bảo lãnh cho Doanh nghiệp mình vay được vốn là liên kết hay giao dịch liên kết.

==> Kết luận: Không thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

Chi tiết bài phân tích cả nhà xem tại đây: Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?
Bởi, cứ đọc Nghị định là hoang mang, không đâu vào đâu, không chốt được đáp an. Cám ơn anh bài viết này
 

Ngocha0889

Kế Toán
Tham gia
19/3/21
Bài viết
5
Thích
6
(Baocaotaichinh.vn) Đầu tiên chúng ta phải khẳng định một điều, quản lý giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là vấn đề đúng đắn và hiển nhiên nhằm tránh thất thu thuế, trốn thuế của các doanh nghiệp. Nhà nước đã ban hành 03 nghị định để quản lý việc này ( Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các nghị định trên thì luôn có sự hoang mang rất lớn của Doanh nghiệp và của kế toán mỗi khi mùa báo cáo tài chính hàng năm lại đến. Cũng như mọi năm, năm 2020 áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào quản lý giao dịch liên kết, có nhiều anh chị em kế toán chưa hiểu hết các nội dung nghị định và đặc biệt là thông tin trả lời của vài chuyên viên thuế, trả lời không hết ý làm anh chị em hoang mang style nên mình viết bài này phân tích và trả lời 03 nội dung sau có phải là giao dịch liên kết? có bị khống chế 30% lãi vay và có phải làm các phụ lục giao dịch liên kết theo Nghị dịnh số 132/2020/NĐ-CP hay không nhé cả nhà.

1. Vấn đề thứ nhất: Mượn tiền của Giám Đốc, Cán bộ công nhân viên, Người thân gia đình, bạn bè có phải là giao dịch liên kết hay không?

Căn cứ vào Điều 1 này thôi thì hoạt động mượn tiền không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020/ND-CP, vậy câu trả lời đã rõ.

==> Kết luận: Không thuộc thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

2. Vấn đề vay tiền của ngân hàng có phải giao dịch liên kết không? Có bị khống chế 30% lãi vay? Có làm phụ lục liên kết?

==> Kết luân: Doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng ( Ngân hàng cũng là doanh nghiệp) với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp là thuộc đối tượng liên kết và giao dịch liên kết. Tuy nhiên toàn bộ lãi vay sẽ được trừ, không bị khống chế 30%. Doanh nghiệp chỉ làm phụ lục 1 ghi nhận có liên kết mà thôi.

3. Vấn đề Giám Đốc, Cổ đông, Người thân mang tài sản cá nhân ra để đảm bảo giúp doanh nghiệp vay vốn có phải là giao dịch liên kết không?

Xem mỏi con mắt không thấy điều khoản nào quy định Giám Đốc, cổ đông, người thân,... mang tài sản cá nhân của mình ra để bảo lãnh cho Doanh nghiệp mình vay được vốn là liên kết hay giao dịch liên kết.

==> Kết luận: Không thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

Chi tiết bài phân tích cả nhà xem tại đây: Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Anh ơi theo bài phân tích của anh thì theo điểm c, khoản 3 Điều 16 này thì xác định là ngân hàng là đối tượng liên kết nhưng không bị khống chế lãi vay. Nhưng em đọc lại hiểu là: Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế "là" tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng. Dùng chữ "là" chứ không phải là "với". Vậy em là người nộp thuế, là doanh nghiệp ko phải tổ chức tín dụng chỉ đi vay của tổ chức tín dụng thì có thuộc trường hợp không bị khống chế lãi vay không ạ. Câu chữ cũng làm em lăn tăn khi thuế xuống bắt bẻ quá
 

Ngocha0889

Kế Toán
Tham gia
19/3/21
Bài viết
5
Thích
6
Anh cho em xin phép hỏi. Trong bài phân tích của anh có căn cứ vào điểm c khoản 3 điều 16 đó là "c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác); "
=> là giao dịch vay ngân hàng thuộc đối tượng liên kết nhưng không bi khống chế 30% lãi vay
Nhưng e cứ thắc mắc ở câu: Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế "là" tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; Ở đây luật sử dụng từ "là" thay vì từ " với". Vậy như cty e là người nộp thuế, là doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng nhưng có đi vay tổ chức tín dụng thì có được áp dụng trường hợp này không. Theo em hiểu cái này là chỉ dành cho người nộp thuế là tổ chức tín dụng. Câu chữ khó hiểu quá nên e sợ thuế bắt bẻ
 

Ứng dụng BCTC

APP BCTC - Hỗ trợ kế toán, kiểm toán

LIÊN KẾT WEBSITE

1. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-200

2. Tra cứu hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
https://baocaotaichinh.vn/thong-tu-133

3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh
https://baocaotaichinh.vn/nganh-nghe-kinh-doanh

4. Tra cứu chương, tiểu mục nộp thuế
https://baocaotaichinh.vn/ma-chuong-tieu-muc

5. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-bctc/id1459288162

6. Tải APP Báo Cáo Tài Chính dành cho ĐT khác
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bctc.myapp&hl=vi

7. Trang đăng ký kinh doanh
https://dangkykinhdoanh.gov.vn

8. Trang thuế điện tử
https://thuedientu.gdt.gov.vn

9. Trang cổng thông tin BHXH Việt nam
https://baohiemxahoi.gov.vn

10. Trang tổng cục hải quan
https://www.customs.gov.vn

11. Trang Dịch vụ công quốc gia
https://dichvucong.gov.vn

12. Bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

13. Trang tra cứu MST TNCN
http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

14. Tra cứu hóa đơn đã phát hành hay chưa
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn

15. Danh sách doanh nghiệp rủi do về thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

16. Tra cứu tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx

17. Tra cứu bảo hiểm
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

18. Tra cứu nợ thuế (Hải quan)
https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx

19. Quyết định cưỡng chế hóa đơn
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/qdcchd1

icon facebook tách file pdf tách pdf split pdf tach pdf merge pdf reduce image giảm dung lượng hình giam dung luong hinh resize image chỉnh sửa ảnh chinh sua anh chinh sua hinh tao kieu chu tạo kiểu chữ