- Tham gia
- 3/11/18
- Bài viết
- 20,467
- Thích
- 10,408
Dưới đây là bài viết, một gốc nhìn khác của Luật sư THUẬN - NGƯỜI ĐƯA ĐÒ về giao dịch liên kết, cụ thể nói về vay ngân hàng và không chế lãi vay, cả nhà đọc qua để hiểu thêm nhé.
Gần 2 năm qua kể từ khi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (NĐ132) ban hành hạn chế gian lận thuế trong các giao dịch liên kết dẫn đến nhiểu chủ doanh nghiệp (DN), kế toán bức xúc khi cơ quan thuế (CQT) giải đáp, hướng dẫn xác định DN vay ngân hàng (NH) là giao dịch liên kết (GDLK) nên loại chi phí lãi vay khi xác định thuế TNDN do khoản vay, mượn vượt ngưỡng vốn góp của chủ sở hữu.
DN vay NH với mong muốn tăng lợi nhuận, chẳng DN nào lại có suy nghĩ tìm đến vay NH nhằm tăng chi phí lãi vay để giảm thuế TNDN. Bản chất hoạt động DN vay tiền NH là vì lợi ích mong muốn tăng lợi nhuận cả 2 bên. NH đâu chỉ cho vay các DN có mối quan hệ quen biết. Nên không thể xếp giao dịch này là giao dịch giữa 2 đơn vị có mối quan hệ liên kết nhằm mục đích gian lận thuế.
Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ phân tích một số văn bản trả lời của Tổng cục thuế (TCT) mà nếu hiểu hàm ý điều luật trong Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo hướng dẫn sẽ mở toang cánh cửa cho những DN có hành vi gian dối lách GDLK để trốn thuế, nhưng lại gây hại cho các DN khi mượn tiền hay vay NH hợp pháp để phát triển kinh doanh.
I. Văn bản giải đáp, hướng dẫn của Tổng cục thuế.
Trên trang của Tổng cục thuế gdt.gov.vn mục hỏi đáp về thuế GDLK ngày 18/3/2021, TCT có trả lời một số câu hỏi về GDLK tôi trích dẫn lại những ý chính các tình huống:
(1) DN hỏi: Trong năm Công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất, xin hỏi giao dịch này có phải là giao dịch kiên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?
TCT trả lời: Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết.
(2) DN hỏi: công ty có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không?
TCT trả lời: tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định thì trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
II. Hiểu sao cho đúng hàm ý của điều luật.
Đối với hoạt động mượn vốn của CSH: Theo các giao dịch thông thường mượn tiền đồng nghĩa với việc không phải trả tiền lãi. Khi không phát sinh chi phí lãi sẽ không làm tăng chi phí DN, dẫn đến không ảnh hưởng đến thu nhập tính thuế thì không thất thu thuế TNDN. Do đó hoạt động mượn vốn của CSH không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng được nêu trong NĐ 132. Ngược lại, hoạt động mượn vốn này còn làm tăng dòng tiền đưa vào lưu thông, thường giúp DN kinh doanh tốt hơn, dẫn đến thuế nộp cho NSNN nhiều hơn thì cần phải khuyến khích.
Các quy định về GDLK được Chính phủ (CP) ban hành cụ thể bằng nghị định (NĐ) riêng như Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (NĐ20) và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP (NĐ68) nhằm mục đích loại trừ các hành vi gian dối của người nộp thuế (sau đây gọi chung là DN) chuyển giá, làm giảm số thuế TNDN phải nộp dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, NĐ 20 và 68 vẫn còn kẻ hở để một số DN lợi dụng lách luật né bị áp GDLK trong kỳ tính thuế nên CP đã ban hành NĐ 132 thay thế, trong đó có bổ sung điều 2.5.(l). Từ đây, cũng phát sinh những bức xúc với nhiều DN khi loại trừ lãi vay mà theo tôi TCT đã diễn giải chưa đúng hàm ý của điều luật.
- GDLK được hiểu là nói về các mối quan hệ (mqh) thân quen như cùng góp vốn, giúp bảo lãnh, vay, cho vay vốn; có cùng quyền điều hành, kiểm soát của CSH của DN; về mqh gia đình. Việc DN vay vốn NH trả lãi vay với lãi suất thông thường mà không có các mqh như trên thì không thể xem là có mqh liên kết.
- Chuyển giá là hành vi những DN có mối liên kết giao dịch thực hiện các chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, … không theo giá thị trường làm giảm doanh thu, thu nhập hay tăng chi phí tính thuế với mục đích giảm thuế TNDN.
- Hàm ý của điều 5.2.(d) nói về một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào trên một tỷ lệ được điều luật giới hạn được xem là 2 DN có mqh liên kết với nhau. Vì đa phần DN không được phép hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo lãnh, cho vay nhưng lại đứng ra bảo lãnh hay cho DN khác vay thường chỉ xuất phát từ các mqh quen biết. Các nhà làm luật có lẽ đã thống kê được mqh bảo lãnh, cho vay giữa các DN với một tỷ lệ nhất định làm tăng chi phí bảo lãnh, chi phí vay, làm giảm số thuế TNDN phải nộp nên đã đưa điều luật này vào để ngăn chặn hành vi trốn thuế.
- Hàm ý của điều 5.2.(l): Đây chính là điều luật mới được NĐ 132 bổ sung nhằm ngăn chặn việc DN lách luật về GDLK để chuyển giá gian lận thuế, cũng là điều luật mà theo tôi TCT hiểu chưa đúng hàm ý của điều luật.
(i) Trong một điều luật thường bố trí các khoản, mục được liệt kê có những điểm tương đồng hay liên quan với nhau. Điều 5.2 quy định cụ thể các trường hợp các bên được xem là có mqh liên kết, các nhà làm luật đã bố trí nội dung của mục (l) nằm ở vị trí cuối cùng. Một số trường hợp, điều luật nằm ở vị trí cuối cùng được ban soạn thảo luật đưa ra thường là các trường hợp khác nhằm dự phòng những trường hợp phát sinh chưa được giới hạn bởi các điều luật được liệt kê trước đó hoặc điều luật được đưa ra để ngăn chặn việc lách các điều luật trên.
(ii) Khi đọc hiểu kỹ các điều luật được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới tôi nhận thấy từ điều 5.2.(a) đến điều 5.2.(d) đều có giới hạn bởi các con số tỷ lệ % vốn góp của CSH được xác định là có mqh liên kết.
(iii) Điều 5.2.(g) liệt kê cụ thể các mqh gia đình, họ hàng gần được xem là các bên có mqh liên kết.
Đoạn đầu của điều 5.2.(l) “DN có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN trong kỳ tính thuế”. Hàm ý của đoạn luật này chính là chốt chặn khi DN bị xếp vào nhóm có GDLK được quy định từ điều 5.2.(a) đến điều 5.2.(d) mà có hoạt động chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp làm giảm vốn của CSH xuống dưới tỷ lệ được quy định trong kỳ tính thuế nhằm để lách luật không bị xếp vào các bên có GDLK. Thực tế việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp được thực hiện rất dễ dàng, chỉ mất từ 1 đến 3 ngày, nếu chuyển nhượng vốn góp bằng giá thì không phải nộp thuế TNCN đối với loại hình công ty TNHH, còn đối với loại hình công ty cổ phần thì việc chuyển nhượng cổ phần chỉ phải đóng 0,1% giá giao dịch cổ phần. Do đó, những đối tượng trốn thuế có thể lợi dụng việc chuyển nhượng vốn này để tạm thời chuyển nhượng vốn cho người thân quen trong kỳ tính thuế nhằm giảm tỷ lệ vốn góp của CSH của DN để né tỷ lệ sở hữu vốn bị áp là có GDLK để chuyển giá, qua kỳ tính thuế sau người thân sẽ chuyển nhượng trả lại vốn cho CSH.
Theo tôi nghĩ, các nhà làm luật đã biết được việc lách thuế trên nên đã bổ sung thêm đoạn luật này với một tỷ lệ giới hạn chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của CSH để ngăn chặn hành vi lách luật chuyển giá để trốn thuế.
Đoạn sau của điều 5.2.(l) “Vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm giao dịch phát sinh trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ theo quy định điểm g khoản này”. Theo tôi hiểu, hàm ý của điều này nhằm ngăn chặn hành vi DN trốn thuế xảy ra ở tình huống sau: Khi DN có lãi phải nộp thuế TNDN nhiều, DN tìm cách lách luật để trốn thuế bằng cách Vay các cá nhân thân quen với lãi suất cao để đưa chi phí lãi vay vào chi phí DN làm giảm thu nhập chịu thuế. Vì khi cá nhân cho vay DN thì cá nhân đó chỉ phải đóng thuế TNCN 5% trên số tiền DN trả lãi vay trong khi thuế TNDN phải nộp thông thường là 20%. Hoạt động này được xếp vào GDLK nhằm trốn thuế nên đoạn sau điều luật 5.2.(l) để chốt chặn hành vi gian dối trên.
Các con số bị khống chế như 10%, 25%, 50% các nhà làm luật đã khảo sát, thống kê để đưa ra con số phù hợp như thu nhận tiền lương trên 11 triệu mới nộp thuế TNCN hay khấu hao xe ô tô trên 1,6 tỷ sẽ bị loại trừ. Do đó tôi không nói về các con số này.
III. Hậu quả pháp lý
Nếu lập luận trên của tôi về điều 5.2.(l) là đúng thì việc TCT ban hành các văn bản giải đáp, hướng dẫn theo nghĩa khác vô tình mở toang cánh cửa để các DN có hành vi trốn thuế lạm dụng. Trong khi các DN kinh doanh vay NH đúng luật lại bị loại chi phí lãi vay dẫn đến phải nộp thuế TNDN nhiều hơn tạo sự bất công, gây bất bình cho nhiều DN. Một điều luật không thể mang hai hàm ý khác nhau, nên nếu TCT hướng dẫn chưa đúng thì sẽ dẫn đến việc thu thuế sai đối tượng.
Có những dự án đầu tư lớn như công trình trọng điểm của quốc gia, những dự án này đôi khi vốn đầu tư gấp cả trăm lần vốn chủ sở hữu. DN thường dùng đòn bẩy tài chính là vay vốn NH để triển khai. Nếu bị áp vào GDLK, khống chế lãi vay sẽ làm DN chùn bước dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển. Bất kỳ điều luật nào ban hành đều không cản trở sự phát triển hợp pháp của DN, đều khuyến khích để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Sự hiểu lầm hàm ý của điều luật mới dẫn đến việc DN ngại tìm đến vốn vay NH để đưa dòng tiền vào lưu thông, tạo ra giá trị cho xã hội.
Ngoài ra, chi phí lãi vay mà DN xem là chi phí hợp lý khi bị CQT loại sẽ dẫn đến một số DN tìm nguồn chi phí khác không thực, dẫn đến tình trạng mua bán hóa đơn, kê thêm chi phí để bù vào chi phí lãi vay bị CQT loại.
IV. Đề xuất các giải pháp.
(i) Để hiểu rõ hàm ý của điều luật, TCT nên liên hệ với tổ soạn thảo điều luật 5.2.(l) để BTC có lời giải đáp đúng.
Trong 1 số trường hợp các nhà làm luật tham khảo luật từ các nước khác cũng giống như mn thường lấy hợp đồng mẫu để soạn thảo sẽ chưa hiểu hết hàm ý của điều luật thì cũng cần tìm hiểu làm rõ để áp dụng.
(ii) Nếu các văn bản giải đáp, hướng dẫn của TCT chưa đúng hàm ý của điều luật trên thì nhanh chóng ban hành văn bản thay thế phổ biến rộng rãi đến CQT cấp dưới, gửi đến các cơ quan truyền thông, hội doanh nghiệp, doanh nhân, kế toán, kiểm toán để phổ biến đến các DN.
Qua bài viết này tôi mong rằng tiếng nói của tôi được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền lắng nghe; cộng đồng DN, doanh nhân, kế toán, kiểm toán cùng lên tiếng tìm hiểu rõ nghĩa đúng của điều luật để áp dụng đúng luật tạo một hành lang pháp lý cho DN an tâm kinh doanh.
Bài viết này tôi chỉ nêu quan điểm của mình theo một góc nhìn khác, tôi không khẳng định hay tranh luận đúng sai với bất kỳ ai. Tôi cũng mong nhận đóng góp ý kiến bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.
Nếu các bạn thấy hữu ích thì mong các bạn chia sẻ bài này trên các group, tường nhà MXH, web … để cùng nhau lan tỏa tri thức mà không cần dẫn nguồn, tên tác giả.
Cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ, cmt, like.
CHIA SẺ LÀ HẠNH PHÚC.
*Ls Thuận – Facebook: Người Đưa Đò.
08/08/22.
Xem thêm các bài liên quan tới GDLK
1. Giao dịch liên kết theo nghị định số 132/2020/NĐ-CP vấn đề đau đầu không của riêng ai.
2. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết hay không? Có bị khống chế 30% EBITDA?
3. Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?
4. Hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết - Phụ lục GDLK 01 theo nghị định số 132/2020/NĐ-CP
Gần 2 năm qua kể từ khi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (NĐ132) ban hành hạn chế gian lận thuế trong các giao dịch liên kết dẫn đến nhiểu chủ doanh nghiệp (DN), kế toán bức xúc khi cơ quan thuế (CQT) giải đáp, hướng dẫn xác định DN vay ngân hàng (NH) là giao dịch liên kết (GDLK) nên loại chi phí lãi vay khi xác định thuế TNDN do khoản vay, mượn vượt ngưỡng vốn góp của chủ sở hữu.
DN vay NH với mong muốn tăng lợi nhuận, chẳng DN nào lại có suy nghĩ tìm đến vay NH nhằm tăng chi phí lãi vay để giảm thuế TNDN. Bản chất hoạt động DN vay tiền NH là vì lợi ích mong muốn tăng lợi nhuận cả 2 bên. NH đâu chỉ cho vay các DN có mối quan hệ quen biết. Nên không thể xếp giao dịch này là giao dịch giữa 2 đơn vị có mối quan hệ liên kết nhằm mục đích gian lận thuế.
Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ phân tích một số văn bản trả lời của Tổng cục thuế (TCT) mà nếu hiểu hàm ý điều luật trong Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo hướng dẫn sẽ mở toang cánh cửa cho những DN có hành vi gian dối lách GDLK để trốn thuế, nhưng lại gây hại cho các DN khi mượn tiền hay vay NH hợp pháp để phát triển kinh doanh.
I. Văn bản giải đáp, hướng dẫn của Tổng cục thuế.
Trên trang của Tổng cục thuế gdt.gov.vn mục hỏi đáp về thuế GDLK ngày 18/3/2021, TCT có trả lời một số câu hỏi về GDLK tôi trích dẫn lại những ý chính các tình huống:
(1) DN hỏi: Trong năm Công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất, xin hỏi giao dịch này có phải là giao dịch kiên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?
TCT trả lời: Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết.
(2) DN hỏi: công ty có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không?
TCT trả lời: tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định thì trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
II. Hiểu sao cho đúng hàm ý của điều luật.
Đối với hoạt động mượn vốn của CSH: Theo các giao dịch thông thường mượn tiền đồng nghĩa với việc không phải trả tiền lãi. Khi không phát sinh chi phí lãi sẽ không làm tăng chi phí DN, dẫn đến không ảnh hưởng đến thu nhập tính thuế thì không thất thu thuế TNDN. Do đó hoạt động mượn vốn của CSH không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng được nêu trong NĐ 132. Ngược lại, hoạt động mượn vốn này còn làm tăng dòng tiền đưa vào lưu thông, thường giúp DN kinh doanh tốt hơn, dẫn đến thuế nộp cho NSNN nhiều hơn thì cần phải khuyến khích.
Các quy định về GDLK được Chính phủ (CP) ban hành cụ thể bằng nghị định (NĐ) riêng như Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (NĐ20) và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP (NĐ68) nhằm mục đích loại trừ các hành vi gian dối của người nộp thuế (sau đây gọi chung là DN) chuyển giá, làm giảm số thuế TNDN phải nộp dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, NĐ 20 và 68 vẫn còn kẻ hở để một số DN lợi dụng lách luật né bị áp GDLK trong kỳ tính thuế nên CP đã ban hành NĐ 132 thay thế, trong đó có bổ sung điều 2.5.(l). Từ đây, cũng phát sinh những bức xúc với nhiều DN khi loại trừ lãi vay mà theo tôi TCT đã diễn giải chưa đúng hàm ý của điều luật.
- GDLK được hiểu là nói về các mối quan hệ (mqh) thân quen như cùng góp vốn, giúp bảo lãnh, vay, cho vay vốn; có cùng quyền điều hành, kiểm soát của CSH của DN; về mqh gia đình. Việc DN vay vốn NH trả lãi vay với lãi suất thông thường mà không có các mqh như trên thì không thể xem là có mqh liên kết.
- Chuyển giá là hành vi những DN có mối liên kết giao dịch thực hiện các chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, … không theo giá thị trường làm giảm doanh thu, thu nhập hay tăng chi phí tính thuế với mục đích giảm thuế TNDN.
- Hàm ý của điều 5.2.(d) nói về một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào trên một tỷ lệ được điều luật giới hạn được xem là 2 DN có mqh liên kết với nhau. Vì đa phần DN không được phép hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo lãnh, cho vay nhưng lại đứng ra bảo lãnh hay cho DN khác vay thường chỉ xuất phát từ các mqh quen biết. Các nhà làm luật có lẽ đã thống kê được mqh bảo lãnh, cho vay giữa các DN với một tỷ lệ nhất định làm tăng chi phí bảo lãnh, chi phí vay, làm giảm số thuế TNDN phải nộp nên đã đưa điều luật này vào để ngăn chặn hành vi trốn thuế.
- Hàm ý của điều 5.2.(l): Đây chính là điều luật mới được NĐ 132 bổ sung nhằm ngăn chặn việc DN lách luật về GDLK để chuyển giá gian lận thuế, cũng là điều luật mà theo tôi TCT hiểu chưa đúng hàm ý của điều luật.
(i) Trong một điều luật thường bố trí các khoản, mục được liệt kê có những điểm tương đồng hay liên quan với nhau. Điều 5.2 quy định cụ thể các trường hợp các bên được xem là có mqh liên kết, các nhà làm luật đã bố trí nội dung của mục (l) nằm ở vị trí cuối cùng. Một số trường hợp, điều luật nằm ở vị trí cuối cùng được ban soạn thảo luật đưa ra thường là các trường hợp khác nhằm dự phòng những trường hợp phát sinh chưa được giới hạn bởi các điều luật được liệt kê trước đó hoặc điều luật được đưa ra để ngăn chặn việc lách các điều luật trên.
(ii) Khi đọc hiểu kỹ các điều luật được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới tôi nhận thấy từ điều 5.2.(a) đến điều 5.2.(d) đều có giới hạn bởi các con số tỷ lệ % vốn góp của CSH được xác định là có mqh liên kết.
(iii) Điều 5.2.(g) liệt kê cụ thể các mqh gia đình, họ hàng gần được xem là các bên có mqh liên kết.
Đoạn đầu của điều 5.2.(l) “DN có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN trong kỳ tính thuế”. Hàm ý của đoạn luật này chính là chốt chặn khi DN bị xếp vào nhóm có GDLK được quy định từ điều 5.2.(a) đến điều 5.2.(d) mà có hoạt động chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp làm giảm vốn của CSH xuống dưới tỷ lệ được quy định trong kỳ tính thuế nhằm để lách luật không bị xếp vào các bên có GDLK. Thực tế việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp được thực hiện rất dễ dàng, chỉ mất từ 1 đến 3 ngày, nếu chuyển nhượng vốn góp bằng giá thì không phải nộp thuế TNCN đối với loại hình công ty TNHH, còn đối với loại hình công ty cổ phần thì việc chuyển nhượng cổ phần chỉ phải đóng 0,1% giá giao dịch cổ phần. Do đó, những đối tượng trốn thuế có thể lợi dụng việc chuyển nhượng vốn này để tạm thời chuyển nhượng vốn cho người thân quen trong kỳ tính thuế nhằm giảm tỷ lệ vốn góp của CSH của DN để né tỷ lệ sở hữu vốn bị áp là có GDLK để chuyển giá, qua kỳ tính thuế sau người thân sẽ chuyển nhượng trả lại vốn cho CSH.
Theo tôi nghĩ, các nhà làm luật đã biết được việc lách thuế trên nên đã bổ sung thêm đoạn luật này với một tỷ lệ giới hạn chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của CSH để ngăn chặn hành vi lách luật chuyển giá để trốn thuế.
Đoạn sau của điều 5.2.(l) “Vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm giao dịch phát sinh trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ theo quy định điểm g khoản này”. Theo tôi hiểu, hàm ý của điều này nhằm ngăn chặn hành vi DN trốn thuế xảy ra ở tình huống sau: Khi DN có lãi phải nộp thuế TNDN nhiều, DN tìm cách lách luật để trốn thuế bằng cách Vay các cá nhân thân quen với lãi suất cao để đưa chi phí lãi vay vào chi phí DN làm giảm thu nhập chịu thuế. Vì khi cá nhân cho vay DN thì cá nhân đó chỉ phải đóng thuế TNCN 5% trên số tiền DN trả lãi vay trong khi thuế TNDN phải nộp thông thường là 20%. Hoạt động này được xếp vào GDLK nhằm trốn thuế nên đoạn sau điều luật 5.2.(l) để chốt chặn hành vi gian dối trên.
Các con số bị khống chế như 10%, 25%, 50% các nhà làm luật đã khảo sát, thống kê để đưa ra con số phù hợp như thu nhận tiền lương trên 11 triệu mới nộp thuế TNCN hay khấu hao xe ô tô trên 1,6 tỷ sẽ bị loại trừ. Do đó tôi không nói về các con số này.
III. Hậu quả pháp lý
Nếu lập luận trên của tôi về điều 5.2.(l) là đúng thì việc TCT ban hành các văn bản giải đáp, hướng dẫn theo nghĩa khác vô tình mở toang cánh cửa để các DN có hành vi trốn thuế lạm dụng. Trong khi các DN kinh doanh vay NH đúng luật lại bị loại chi phí lãi vay dẫn đến phải nộp thuế TNDN nhiều hơn tạo sự bất công, gây bất bình cho nhiều DN. Một điều luật không thể mang hai hàm ý khác nhau, nên nếu TCT hướng dẫn chưa đúng thì sẽ dẫn đến việc thu thuế sai đối tượng.
Có những dự án đầu tư lớn như công trình trọng điểm của quốc gia, những dự án này đôi khi vốn đầu tư gấp cả trăm lần vốn chủ sở hữu. DN thường dùng đòn bẩy tài chính là vay vốn NH để triển khai. Nếu bị áp vào GDLK, khống chế lãi vay sẽ làm DN chùn bước dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển. Bất kỳ điều luật nào ban hành đều không cản trở sự phát triển hợp pháp của DN, đều khuyến khích để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Sự hiểu lầm hàm ý của điều luật mới dẫn đến việc DN ngại tìm đến vốn vay NH để đưa dòng tiền vào lưu thông, tạo ra giá trị cho xã hội.
Ngoài ra, chi phí lãi vay mà DN xem là chi phí hợp lý khi bị CQT loại sẽ dẫn đến một số DN tìm nguồn chi phí khác không thực, dẫn đến tình trạng mua bán hóa đơn, kê thêm chi phí để bù vào chi phí lãi vay bị CQT loại.
IV. Đề xuất các giải pháp.
(i) Để hiểu rõ hàm ý của điều luật, TCT nên liên hệ với tổ soạn thảo điều luật 5.2.(l) để BTC có lời giải đáp đúng.
Trong 1 số trường hợp các nhà làm luật tham khảo luật từ các nước khác cũng giống như mn thường lấy hợp đồng mẫu để soạn thảo sẽ chưa hiểu hết hàm ý của điều luật thì cũng cần tìm hiểu làm rõ để áp dụng.
(ii) Nếu các văn bản giải đáp, hướng dẫn của TCT chưa đúng hàm ý của điều luật trên thì nhanh chóng ban hành văn bản thay thế phổ biến rộng rãi đến CQT cấp dưới, gửi đến các cơ quan truyền thông, hội doanh nghiệp, doanh nhân, kế toán, kiểm toán để phổ biến đến các DN.
Qua bài viết này tôi mong rằng tiếng nói của tôi được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền lắng nghe; cộng đồng DN, doanh nhân, kế toán, kiểm toán cùng lên tiếng tìm hiểu rõ nghĩa đúng của điều luật để áp dụng đúng luật tạo một hành lang pháp lý cho DN an tâm kinh doanh.
Bài viết này tôi chỉ nêu quan điểm của mình theo một góc nhìn khác, tôi không khẳng định hay tranh luận đúng sai với bất kỳ ai. Tôi cũng mong nhận đóng góp ý kiến bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.
Nếu các bạn thấy hữu ích thì mong các bạn chia sẻ bài này trên các group, tường nhà MXH, web … để cùng nhau lan tỏa tri thức mà không cần dẫn nguồn, tên tác giả.
Cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ, cmt, like.
CHIA SẺ LÀ HẠNH PHÚC.
*Ls Thuận – Facebook: Người Đưa Đò.
08/08/22.
Xem thêm các bài liên quan tới GDLK
1. Giao dịch liên kết theo nghị định số 132/2020/NĐ-CP vấn đề đau đầu không của riêng ai.
2. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết hay không? Có bị khống chế 30% EBITDA?
3. Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?
4. Hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết - Phụ lục GDLK 01 theo nghị định số 132/2020/NĐ-CP